Các em nhỏ tại trường mầm non Những Chú Ong Nhỏ Phúc Long (Nhà Bè,ầycôkhôngchỉdạychữmàcònlàchuyêngiadinhdưỡkqbd usa TP.HCM) đang xếp hàng ngay ngắn theo sự hướng dẫn của cô giáo, trên tay cầm vỏ hộp sữa đã được gấp gọn gàng, chờ đến lượt bỏ vào rổ được cô giáo chuẩn bị sẵn. Sổ ghi chép việc uống sữa cũng đã được các cô chuẩn bị sẵn, điền đầy đủ thông tin. Từ đầu tháng 11, hoạt động uống sữa này đã dần trở nên quen thuộc với cô trò nhà trường khi chương trình Sữa học đường (SHĐ) được thực hiện tại TP.HCM.
Tận tâm với những công việc “không tên”
Trong chương trình Sữa học đường, các em học sinh sẽ được uống sữa từ 3 đến 5 ngày mỗi tuần, mỗi ngày một hộp. Nghe có vẻ đơn giản, nhưng đó là cả một quá trình với nhiều tâm sức của các thầy cô giáo. Hàng loạt công việc “không tên” như đặt hàng sao cho đảm bảo kế hoạch uống sữa của học sinh, kế hoạch bảo quản lưu kho, ghi chép báo cáo, cách kiểm tra từng hộp sữa… Bên cạnh đó còn tập cho các con thói quen uống sữa đúng giờ tại lớp, học cách xử lý vỏ hộp sữa sau khi uống để thuận tiện thu gom, tái chế...
Sữa được giáo viên trực tiếp đứng lớp, cán bộ y tế và nhân sự quản lý của nhà trường cùng kiểm tra kỹ về tình trạng bao bì, hạn sử dụng… cũng như các cảm quan cần thiết khác theo hướng dẫn của đơn vị cung cấp |
Chị Thanh Mai (Huyện Nhà Bè, TP.HCM) kể:“Ở nhà cháu không chịu uống sữa, ăn uống cũng khó khăn lắm. Nhưng từ ngày được cô giáo tập cho thói quen uống sữa trên lớp, về nhà không những cháu tự giác uống sữa đúng giờ, mà uống xong còn bóp dẹp, gấp hộp sữa lại ngay ngắn nữa!”.
Các cô giáo cẩn thận và tỉ mỉ ngay từ khâu sắp xếp, bảo quản và dạy các con thói quen nề nếp, kỉ luật khi chuyển, phát sữa đến các lớp học |
Đặc biệt với các em độ tuổi mẫu giáo, việc hình thành thói quen uống sữa đúng giờ, đúng cách còn khó khăn hơn rất nhiều |
“Trong một lớp học, không phải bé nào cũng có điều kiện như nhau, có gia đình còn khó khăn nên việc cho con uống sữa không được đều đặn. Hy vọng chương trình sẽ được duy trì liên tục, để tạo được những hiệu quả trong việc cải thiện chiều cao, thể chất cho các bé.” - Cô Nguyễn Thị Bé Thi - Hiệu trưởng Trường mầm non Sơn Ca, huyện Giồng Trôm, Bến Tre chia sẻ.
“Với những người làm công tác nuôi dạy trẻ như chúng tôi thì thật sự không có niềm vui nào có thể sánh bằng với việc nhìn thấy các em phát triển khỏe mạnh, nhanh nhẹn và vui tươi” - Cô Huỳnh Thị Hảo, Hiệu trưởng Trường mầm non Phước Thạnh, huyện Đất Đỏ, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu tâm sự.
Với sự hướng dẫn tận tình của các thầy cô giáo, các em học sinh thích thú xử lý vỏ hộp sau khi uống. |
Trong chương trình, các thầy cô còn khéo léo lồng ghép những thông điệp bảo vệ môi trường vào hoạt động uống sữa cho các em như: dạy cách gấp dẹp vỏ hộp để dễ thu gom, tái chế; hướng dẫn các em làm ra những mô hình hay đồ chơi từ vỏ hộp sữa rất sáng tạo.
Cô giáo và các em học sinh bên cạnh những mô hình làm từ vỏ hộp sữa trong chương trình SHĐ |
Khi thầy cô vì học sinh mà “đi học”
Tại các địa phương thực hiện chương trình SHĐ, các thầy cô ngoài công việc chuyên môn tại trường, lớp còn “cắp sách” đi học, tham gia các lớp tập huấn chuyên sâu nhằm bảo đảm việc triển khai chương trình được thực hiện đúng qui định và an toàn, các em học sinh được uống sữa đều đặn, đảm bảo chất lượng.
Tham dự các lớp tập huấn để có kiến thức tổ chức, hướng dẫn cho các con uống sữa tại lớp |
Tại đây, các thầy cô được làm quen với những kiến thức rất mới mẻ về dinh dưỡng, học về các loại sản phẩm sữa dùng trong chương trình cùng với tiêu chuẩn, yêu cầu về chất lượng sản phẩm. Ngoài ra, còn cần phải nắm rõ quy trình đặt hàng sữa, bảo quản, phân bổ đến các lớp, đến từng em học sinh, làm quen với việc quản lý và hướng dẫn các con uống sữa đúng giờ, đúng cách… Đa số các thầy cô đều rất tích cực tìm hiểu, trao đổi với các bác sĩ dinh dưỡng, đơn vị triển khai chương trình và cung cấp sữa để nắm thật kỹ cách thức thực hiện.
Thầy Huỳnh Đức Tâm, Hiệu trưởng Trường tiểu học thị trấn Giồng Trôm, tỉnh Bến Tre nhớ lại những khó khăn ban đầu mà nhà trường gặp phải khi phụ huynh băn khoăn về chương trình. “Sau khi chúng tôi tổ chức các cuộc họp triển khai tới từng phụ huynh, giúp họ hiểu chương trình sữa học đường được hỗ trợ ra sao từ chính quyền địa phương và doanh nghiệp thì phụ huynh đã đồng tình tham gia. Sau 3 tháng triển khai, phụ huynh được mời tham gia giám sát quá trình giao nhận và trẻ uống sữa nên đã rất yên tâm” - Thầy Tâm chia sẻ.
Các giáo viên tại TP.HCM đang thực hành cách gấp vỏ hộp sữa để thuận tiện cho việc thu gom, tái chế |
Thông qua chương trình, các thầy cô giáo không chỉ giúp cho học sinh có một thực đơn dinh dưỡng tốt hơn ngay tại trường bằng cách bổ sung thêm sữa - một thực phẩm dinh dưỡng và dễ hấp thu, mà còn hình thành cho các em thói quen ăn uống, kiến thức dinh dưỡng an toàn, lành mạnh từ khi còn nhỏ. Cũng chính vì vậy mà chương trình SHĐ muốn thành công không thể thiếu nghiệp vụ sư phạm của các thầy cô và quan trọng hơn hết là tấm lòng, sự tận tâm của những người đang gánh vác trọng trách “trồng người” cao cả. Những nỗ lực đó xứng đáng nhận được sự ủng hộ và trân quý của toàn xã hội.
Sát cánh cùng giáo viên tại cơ sở
Đại diện công ty Vinamilk, đơn vị đang triển khai SHĐ tại 15/17 tỉnh thành, cho biết: “Ngay từ đầu, Vinamilk đã xác định rằng giáo viên cơ sở đóng vai trò rất quan trọng trong việc triển khai SHĐ. Vì vậy, công ty cũng có các tổng đài riêng để tư vấn, giải đáp thắc mắc và hỗ trợ 24/7 và nhân sự trực tiếp sát cánh cùng các thầy cô trong quá trình thực hiện. Nếu không có sự chung tay, tâm huyết và trách nhiệm của các thầy cô thì chắc chắn chương trình sẽ không thể đạt được các kết quả như mong đợi.”
Tuyết Nhung