Từ quê lên Hà Nội học tập rồi làm việc,ữacơnsốttântrangnhànứtthấmhétgiácaochótvób0ng da truc tiep sau khi tích cóp đủ tiền tôi cũng muốn mua nhà để sớm có chốn an cư. Tìm mua nhà khi thị trường đang nóng, tôi đã chứng kiến nhiều chiêu trò đẩy giá nhà vượt quá giá trị thật.
Đọc bài viết ‘Nhà trong ngõ Hà Nội mới sang tay giá 5 tỷ, cuối năm ‘10 tỷ mới bán’trên VietNamNet, tôi nhớ đến những trải nghiệm trong hành trình mua nhà của mình.
Cuối năm ngoái, tôi đi xem một căn nhà 4 tầng, diện tích 34m2 nằm sâu trong một ngõ nhỏ ở quận Đống Đa, chủ rao bán 4,2 tỷ. Nhìn qua cũng thấy căn nhà đã xây lâu năm, dấu hiệu xuống cấp hiện rõ trên những vết nứt và những vệt loang lổ do thấm nước ở tường.
Hỏi thăm các hộ dân xung quanh, tôi được biết căn nhà này xây từ những năm 90. Nhà đã rao bán mấy tháng nhưng vẫn chưa tìm được chủ mới.
Do nhà quá cũ nên tôi không có ý định mua và vẫn tiếp tục đi xem các căn nhà khác.
Đến tháng 8 vừa rồi, một môi giới gọi cho tôi bảo có căn nhà chủ rao 6,8 tỷ, hơi vượt mức tài chính của gia đình nhưng cố thêm chút là được vì nhà đẹp. Nghe vậy tôi cũng đồng ý đi xem thử.
Bất ngờ là tôi lại được môi giới dẫn đi xem đúng căn nhà kia. Vậy mà giá chào bán lúc này đã cao gần gấp đôi so với lần đầu tôi xem.
Bước vào căn nhà, tôi thấy diện mạo đã có thay đổi. Bức tường được sơn lại che đi những vết thấm loang lổ trước đây, hệ thống đèn được thay mới và nội thất nhìn bóng bẩy hơn.
Môi giới hăng hái giới thiệu: “Anh có hơn 5 tỷ rồi, cố thêm chút là được nhà đẹp, nội thất xịn, mua xong chỉ việc dọn vào ở ngay”.
Nghe xong tôi chỉ biết cười trừ. Bởi với người làm giám sát thi công xây dựng như tôi, không khó để nhận ra phần nội thất mới chỉ là đồ rẻ tiền, lớp sơn tường cũng không thể che giấu được tuổi thọ thực của ngôi nhà.
Sau khi chia tay môi giới, tôi ngồi lại ở quán nước đầu ngõ. Hỏi chuyện một vài người dân xung quanh, tôi mới biết từ đầu năm căn nhà này đã qua tay vài ba người chủ. Chưa thấy ai ở cố định, chỉ thấy khách đến xem nhà.
Như thế những người mua trước đó cũng không có nhu cầu ở lâu dài, mà chỉ muốn kiếm lời từ việc bán lại. Sau mỗi lần sang tay, nhà lại được rao bán với giá cao hơn.
Nhiều lần đi xem nhà, tôi nhận ra không ít căn nhà ở Hà Nội đều trải qua quá trình “lột xác” tương tự, trước khi được bán ra thị trường. Vài lớp sơn, vài chiếc đèn chùm, vài món đồ nội thất mới nhưng rẻ tiền... tạo nên một diện mạo bắt mắt cho ngôi nhà. Đáng lo ngại, không ít người mua bị hấp dẫn bởi vẻ ngoài đẹp mắt đó, không phát hiện ra rằng nhà cũ sẽ xuống cấp rất nhanh.
Vừa là người mua, vừa làm về xây dựng, tôi muốn chia sẻ với mọi người một vài kinh nghiệm khi tìm mua nhà.
Thứ nhất, đừng bao giờ để vẻ ngoài hào nhoáng của ngôi nhà che mắt. Hãy nhớ rằng, một căn nhà tốt không chỉ cần đẹp về hình thức mà còn phải đảm bảo chất lượng. Người mua nên kiểm tra chất lượng công trình, nếu không có chuyên môn thì nên dành thời gian dò hỏi hàng xóm xung quanh về tuổi thọ và tình trạng trước đây của căn nhà.
Thứ hai, luôn cân nhắc giá trị thực của căn nhà, tìm hiểu xem căn nhà đã qua các cầu đầu cơ chưa. Một ngôi nhà nếu đã bị “thổi giá” quá cao sau khi tân trang lại và qua vài lần sang tay, thì tức là người mua đang đứng trước một “bẫy giá”, rất dễ bị mua đắt. Việc xem xét và cân nhắc kỹ càng sẽ giúp người mua tránh được những quyết định vội vàng mà có thể phải hối tiếc sau này.
Với tôi, hành trình tìm mua một căn nhà vẫn tiếp diễn. Nhờ quãng thời gian vừa qua, tôi đã hiểu thêm về thị trường và những chiêu trò để đẩy giá. Có một điều chắc chắn là tôi sẽ chỉ xuống tiền với những căn nhà mà mình thấy chất lượng và không “ngáo giá”.
Trung Kiên(Thái Bình)