Quảng Nam sẽ triển khai chuyển đổi số và cải cách hành chính trong năm 2023 như thế nào thưa ông?ảngNamtăngđầutưquyếttăngthứhạngchuyểnđổisốtỷ số giải vô địch quốc gia ý
Trong năm 2022, UBND tỉnh Quảng Nam đã chỉ đạo đầu tư nâng cấp hạ tầng, mở rộng mạng lưới, nâng cao chất lượng dịch vụ và chất lượng phục vụ, bảo đảm nhu cầu thông tin liên lạc, cũng như công tác chỉ đạo, điều hành của lãnh đạo. Đồng thời đã kết nối với mạng truyền số liệu chuyên dùng đến 100% các xã, nâng cấp hạ tầng Trung tâm dữ liệu tỉnh, đảm bảo năng lực triển khai chính quyền số và đô thị thông minh.
Hầu hết các Sở, ngành đã xây dựng và triển khai những hệ thống thông tin chuyên ngành phục vụ công tác quản lý nhà nước và hỗ trợ điều hành tác nghiệp tại cơ quan, đơn vị, địa phương như Tổng đài dịch vụ công 1022, Phần mềm quản lý cơ sở dữ liệu chứng thực tỉnh Quảng Nam…
Các cơ quan, đơn vị, UBND các cấp tập trung triển khai đối với các dịch vụ công trực tuyến thiết yếu thuộc Đề án 06 của Thủ tướng. Hệ thống thông tin một cửa điện tử, cổng dịch vụ công của tỉnh đã được triển khai đồng bộ, thống nhất 3 cấp, kết nối, liên thông, chia sẻ dữ liệu với cổng dịch vụ công quốc gia. Tích hợp trên cổng dịch vụ công quốc gia hơn 1.396 dịch vụ công trực tuyến, tỷ lệ hồ sơ trực tuyến đạt 55,73%.
Để thúc đẩy chuyển đổi số và đưa người dân chuyển lên môi trường số, Quảng Nam có gặp khó khăn gì không?
Chúng tôi gặp rất nhiều khó khăn. Cụ thể, cơ sở vật chất, hạ tầng công nghệ chưa đồng bộ, trang thiết bị CNTT ở nhiều cơ quan, đơn vị, địa phương chưa đáp ứng yêu cầu, chưa có mô hình kết nối mạng thống nhất, thiếu giải pháp về bảo mật.
Đối với các địa phương miền núi trình độ tiếp cận CNTT của người dân chưa cao, tỷ lệ người dân có điện thoại thông minh kết nối Internet còn thấp. Trong khi đó, việc đăng ký hồ sơ thủ tục hành chính trên cổng dịch vụ công quốc gia cần có SIM điện thoại chính chủ, để đăng ký tài khoản và nhập thông tin đúng với thông tin trên hệ thống dữ liệu dân cư nên tỷ lệ thực hiện dịch vụ công trên nhiều lĩnh vực còn hạn chế. Quá trình thanh toán trực tuyến khi thực hiện dịch vụ công còn vướng mắc, nhất là trường hợp trả lại kinh phí cho người dân khi thủ tục không thực hiện được.
Nguồn nhân lực làm công tác chuyển đổi số ở các đơn vị còn thiếu, phần lớn là cán bộ kiêm nhiệm, khối lượng công việc lớn nên gặp khó khăn khi tiến hành chuyển đổi số.
Vậy Quảng Nam đã giải bài toán này thế nào thưa ông?
Về đầu tư phát triển hạ tầng kỹ thuật CNTT, UBND tỉnh đã trình HĐND tỉnh ban hành Nghị quyết số 36, trong đó phân bổ kinh phí mua sắm thiết bị, vận hành và bảo trì hệ thống CNTT (kể cả phần mềm) phục vụ chuyển đổi số với mức 1 tỷ đồng/huyện/năm. Phân bổ kinh phí mua sắm thiết bị, vận hành và bảo trì hệ thống CNTT (kể cả phần mềm) phục vụ chuyển đổi số với mức 100 triệu đồng/xã/năm.
UBND tỉnh đã chỉ đạo các ngành, địa phương tập huấn chuyên sâu về nghiệp vụ, tăng cường bồi dưỡng kiến thức trực tuyến hoặc trực tiếp cho từng đơn vị.
Trong năm 2022, tổng số lượt cán bộ được đào tạo về chuyển đổi số là 5.000. Tổng số lượt thành viên tổ công nghệ cộng đồng được đào tạo là 3.600.Phối hợp với Cục Tin học hóa - Bộ TT&TT tổ chức bồi dưỡng kiến thức về chuyển đổi số trên nền tảng học trực tuyến onetouch.mic.gov.vn cho gần 400 lãnh đạo cấp xã.
Chúng tôi tăng cường sự lãnh đạo của các cấp ủy Đảng, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước; đẩy mạnh tuyên truyền, nâng cao nhận thức về chuyển đổi số.
Tăng cường công tác đào tạo, bồi dưỡng về chuyển đổi số cho đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức, người lao động, nhất là đội ngũ lãnh đạo chủ chốt, tạo sự thống nhất, quyết tâm chính trị cao khi thực hiện chuyển đổi số.
Tiếp tục hoàn thiện hệ thống hạ tầng thông tin theo nguyên tắc bảo đảm an toàn thông tin, an ninh mạng, tăng cường dùng chung hạ tầng và đẩy mạnh số hoá hồ sơ, kết quả thủ tục hành chính trong tiếp nhận, giải quyết thủ tục hành chính...
Quảng Nam cũng thực hiện đo lường, đánh giá, công bố xếp hạng mức độ chuyển đổi số đối với các sở, ban, ngành, các huyện, thị xã, thành phố theo quyết định của UBND tỉnh.
Mục tiêu trong năm 2023, UBND tỉnh Quảng Nam muốn thay đổi thứ hạng về chuyển đổi số. Ông có thể cho biết kế hoạch để thực hiện mục tiêu này?
Năm 2020, chỉ số chuyển đổi số (chỉ số DTI) của tỉnh đứng thứ 24, năm 2021 đứng thứ 25. Năm 2023, lãnh đạo tỉnh chỉ đạo đẩy mạnh chuyển đổi số đồng bộ, toàn diện trên địa bàn, các nhiệm vụ ưu tiên bao gồm: Chú trọng triển khai các chương trình, đề án, dự án số hóa; từng bước hình thành các hệ thống cơ sở dữ liệu dùng chung, cơ sở dữ liệu mở cấp tỉnh.
Tập trung đầu tư nâng cấp, hoàn thiện hạ tầng kỹ thuật CNTT: nâng cấp hạ tầng trung tâm dữ liệu, đảm bảo năng lực triển khai chính quyền số và đô thị thông minh; phủ sóng thông tin di động, hạ tầng cáp quang đến các khu vực lõm sóng, vùng sâu, vùng xa.
Thực hiện kết nối, chia sẻ hiệu quả dữ liệu giữa các cơ quan nhà nước thông qua nền tảng tích hợp, chia sẻ dữ liệu cấp tỉnh… Đồng thời, triển khai thử nghiệm các nền tảng số theo chương trình của Bộ TT&TT, phục vụ quản lý, điều hành dựa trên dữ liệu.
Cảm ơn ông!
Kiều Oanh - Ảnh: Công Sáng