Ryo Desmidt đang học năm đầu tiên lớp mẫu giáo ở Hồng Kông và có vẻ như cậu bé có tài năng thiên bẩm.
Cha mẹ Ryo cho biết cậu có thể giao tiếp bằng 3 thứ tiếng. Vâng,ơitrẻthángphảiphỏngvấnvàotrườngmầtỷ lệ kèo bóng đá hôm nay Ryo mới chỉ 3 tuổi.
Từ khi được 10 tháng tuổi, mẹ Ryo – chị Momoe đã đưa con tới một trung tâm ngoại ngữ mỗi tuần 5 buổi.
Ở đó, cậu được dạy nghe, nói và giao tiếp bằng tiếng Anh, tiếng Trung và tiếng Nhật. Hiện Ryo đang theo học một trường ngoại ngữ trong thành phố, chuyên cung cấp các khóa học cho trẻ vài tháng tuổi.
Trẻ học nói tiếng Anh với giáo viên người Mỹ tại trường Nature EQ ở Hồng Kông hôm 29/9 |
Một số phụ huynh thậm chí còn trả tiền thuê gia sư chỉ để nói chuyện bằng một ngôn ngữ nào đó trong khoảng 1 giờ với hi vọng con họ sẽ hấp thụ dần thứ ngôn ngữ đó.
Đây chỉ là một trong nhiều ví dụ điển hình về cách mà các bậc phụ huynh Hồng Kông đang cố gắng để con cái họ nổi bật bằng cách tạo lợi thế cạnh tranh.
Do đặc tính đa dạng với nhiều cư dân người nước ngoài, cộng thêm việc phụ huynh đại lục đưa con sang học ngày một đông, nên hệ thống giáo dục đẳng cấp quốc tế của Hồng Kông đang bị bủa vây bởi những hồ sơ nhập học. Và chính các bậc phụ huynh bản địa đã nhận thấy áp lực này. Nhiều người trong số họ bắt đầu can thiệp sớm vào việc học hành của con cái, với hi vọng đó sẽ là lợi thế để giành được một suất ở trường tiểu học.
Xếp hàng nộp đơn
Cứ đến thời gian này trong năm, phụ huynh lại xếp hàng chật cứng để nộp đơn vào các trường học Hồng Kông. Ở khu vực phía Bắc giáp đại lục, phụ huynh Hồng Kông và đại lục thậm chí còn ngủ lại qua đêm giữ chỗ để sáng hôm sau nhận được mẫu đơn đăng ký nhập học càng sớm càng tốt.
Theo trường mầm non Fung Kai thuộc khu Sheung Shui, hôm 7/10, khoảng 2.000 người đã xếp hàng nộp đơn vào trường trong khi chỉ tiêu chỉ có 240 suất. Thậm chí, người ta còn phải gọi cảnh sát để giải quyết mẫu thuẫn khi có những người từ chối xếp hàng, muốn chen chân lên trước.
Trong khi đó, phụ huynh Hồng Kông có thái độ thù hằn ra mặt với phụ huynh đại lục. Họ cho rằng những đứa trẻ đang sống ở Hồng Kông phải được ưu tiên hơn. Một bộ phận không nhỏ những bà mẹ đại lục đã sang Hồng Kông sinh con để đứa trẻ được hưởng quyền cư trú và giáo dục miễn phí ở đây. Những đứa trẻ này thường phải mất 5 tiếng để từ đại lục sang Hồng Kông đi học mỗi ngày.
Hiện tại, Cơ quan phụ trách giáo dục của Hồng Kông ước tính có khoảng 17.000 trẻ đại lục đang học tại Hồng Kông. Một nửa số đó đang học mầm non hoặc tham gia các trung tâm chăm sóc.
Lên kế hoạch từ khi mang bầu
Ở Hồng Kông – nơi mà giáo dục mầm non bắt đầu khi trẻ 3 tuổi, nhiều bậc cha mẹ đã bắt đầu lên kế hoạch giáo dục trước khi con họ chào đời.
Desmidt – một bà mẹ người nước ngoài đang sống ở Hồng Kông tiết lộ, chị bắt đầu tìm trường mầm non và nhà trẻ tiềm năng trong suốt thời gian mang thai.
“Ở Hồng Kông, nếu bạn không vào được nhà trẻ hay trường mầm non tốt, thì rất khó để vào được một trường tiểu học tốt. Đó là lý do tại sao bạn phải lên kế hoạch khi còn đang mang thai”.
Sau khi thu nhập được nhiều thông tin về ngày khai trường của các trường, chị đã nộp đơn vào một nhà trẻ khi đang mang bầu tháng thứ 8, bởi vì danh sách chờ đã được lập cách đây một năm.
Một bà mẹ khác cho biết phụ huynh thường lùng sục các diễn đàn giáo dục trực tuyến để tìm những ngôi trường danh tiếng nhất.
“Đó cũng là chủ đề duy nhất họ bàn bạc trong giờ ăn trưa. Những chuyện kiểu như ‘con bạn sẽ vào trường nào và đã chuẩn bị được gì để vào đó?” – chị chia sẻ.
“Bạn bè tôi còn gửi cho tôi thông báo về thời gian trường phát hồ sơ nhập học và cách nộp đơn”.
Áp lực phải thể hiện
Căng thẳng chưa dừng lại ở đó.
Một số phụ huynh thậm chí còn đăng ký cho con học kỹ năng phỏng vấn để chúng có thể thể hiện tốt trong buổi phỏng vấn của trường mầm non.
“Một số giáo viên đã quen với những câu hỏi phỏng vấn ở các trường mầm non nổi tiếng sẽ giúp trẻ vượt qua sự nhút nhát và quen với việc trả lời câu hỏi từ người lạ” – một bà mẹ giấu tên giải thích.
Chị nhớ lại một trong những buổi phỏng vấn mà con trai chị từng tham gia khi mới chỉ 18 tháng tuổi.
“Chúng sẽ ở trong một căn phòng với 6-7 đứa trẻ khác, trong khi cha mẹ ngồi phía sau. Giáo viên sẽ yêu cầu trẻ chỉ một vật trong tranh hoặc hỏi vật đó màu gì. Một số đứa không trả lời hoặc bắt đầu khóc, và họ sẽ chuyển sang đứa tiếp theo” – chị kể.
“Tất cả chỉ kéo dài khoảng 7 phút. Tôi không biết tiêu chí của họ là gì, nhưng chuyện đó thật khó khi chúng mới có một tuổi rưỡi”.
Chuyện này thì không có gì đáng ngạc nhiên với bà Nicola Weir – trưởng bộ phận giáo dục sớm ở Trường Quốc tế Yew Chung.
“Chúng tôi nhận được rất nhiều CV, cái nào cũng liệt kê một loạt tài năng của trẻ. Cha mẹ nào cũng tự hào về con cái mình và họ muốn những điều tốt nhất cho chúng”.
Trong khi phụ huynh coi những buổi phỏng vấn giống như giây phút quyết định với con mình thì bà Weir cho rằng cha mẹ không nên hoảng sợ.
“Nhiều trường cũng có tỷ lệ cạnh tranh cao, nhưng không phải là để tìm hiểu xem con cái họ hoàn hảo đến mức nào. Đứa trẻ nào cũng đều đặc biệt cả” – bà nói. “Chúng tôi cũng tìm hiểu xem gia đình có đồng thuận với triết lý của chúng tôi hay không. Không phải là việc bọn trẻ thể hiện tốt đến mức nào, mà là mối quan hệ giữa nhà trường và gia đình thực sự cũng rất quan trọng”.
Tìm nơi phù hợp nhất
Bà mẹ giấu tên này tâm sự, thậm chí ngay cả khi đã vào được ngôi trường mà họ mong muốn, các bậc phụ huynh vẫn tiếp tục tìm hiểu những ngôi trường tốt hơn.
“Phụ huynh Hồng Kông rất băn khoăn giữa việc chọn trường quốc tế và trường địa phương. Tôi có những người bạn buổi sáng thì gửi con tới trường mầm non địa phương, buổi chiều thì đưa đến trường quốc tế. Vì thế, bọn trẻ phải ngủ trưa và ăn trưa trong ô tô. Họ nghĩ rằng cả hai hệ thống giáo dục đều có những thiếu sót, nhưng họ muốn con mình nhận được những điều tốt nhất từ cả hai thế giới”.
Trong khi đó, con trai chị Desmidt – cậu bé Ryo thì ngủ trưa sau khi tan học mầm non vào buổi sáng, sau đó tiếp tục tới trung tâm ngôn ngữ Le Beaumont vào buổi chiều.
“Tôi có dòng máu lai giữa Nhật và Trung Quốc, còn chồng tôi thì lai giữa Anh và Pháp. Chúng tôi muốn thằng bé nói được tất cả thứ tiếng. Thật là tiện khi thằng bé được học tất cả ở một trung tâm” – chị nói.
“Chúng tôi đã tham gia trung tâm ngôn ngữ này được hơn 2 năm. Với thằng bé, đến đó là để vui chơi. Tuần rồi, tôi đã hỏi thằng bé thích đến Disneyland hay tới trung tâm. Và thằng bé đã trả lời ‘Con thích gặp giáo viên này, giáo viên kia’. Ryo thực sự thích thú khi ở đây” – chị nói thêm.