Buổi sáng thứ Hai của tuần giữa tháng 10,ámphátiếthọckhôngsáchvởkhiếncôtròHàNộiđềuthíchthúkqbd việt nam hôm nay các học sinh của Trường THCS Vân Hồ (Hai Bà Trưng, Hà Nội) háo hức trải nghiệm tiết học đặc biệt. Giờ chào cờ, các em được tiếp đón đoàn khách từ trường trung học công chúa Thái Lan. Sau đó là thoả sức "học" trên sân trường ngập sắc thu trong mát.
Không cần đến sách vở, bút thước, dụng cụ cho tiết học ngoài trời này là những chiếc cưa gỗ, đinh, đồ chà nhám và màu vẽ.
Từ những vật liệu giản đơn như chai lọ hay những mảnh gỗ nhỏ, các học sinh từ lớp 6 – 9 đã có thể tạo nên những sản phẩm đặc biệt như cối xây gió, máy bắn đá, thuyền buồm,…
Học sinh của Trường THCS Vân Hồ (Hai Bà Trưng, Hà Nội) háo hức trải nghiệm tiết học đặc biệt.
Miếng gỗ nhỏ tưởng chừng là vật bỏ đi, nhưng qua trí tưởng tượng của những đứa trẻ lại trở thành một sản phẩm bắt mắt. Ngoài việc tạo ra sản phẩm, các em còn được tự do trang trí màu sắc theo sở thích.
Tiết học này khiến Lâm Tuệ Minh, học sinh lớp 7B vô cùng thích thú. “Trước đây em thường chỉ quan tâm vào TV hay smartphone. Sau khi biết đến STEM, em bắt đầu cảm thấy say mê. Ngoài việc làm ra các sản phẩm về gỗ, em cũng rất thích những sản phẩm STEM về công nghệ”.
Minh cho biết, những mô hình STEM hiện tại em làm đều được tạo ra từ những vật dụng có giá thành rẻ, thậm chí có thể đi xin được. Để tạo ra sản phẩm, bản thân em phải quan sát, tìm hiểu những kiến thức thực tế, đồng thời vận dụng các môn như Toán, Vật lý hay Mỹ thuật vào trong từng sản phẩm cụ thể.
Sau hơn 1 giờ đồng hồ miệt mài cưa cắt, đóng đinh, chà nhám, các sản phẩm cũng đã hoàn thiện. Lần lượt từng nhóm học sinh sẽ được lên thuyết trình trước thầy cô và bạn bè bằng cả tiếng Việt lẫn tiếng Anh.
“Việc được lao động giúp các em biết cách làm việc độc lập và trân trọng hơn những vật dụng xung quanh mình”, cô giáo Lê Thị Lâm - Hiệu trưởng trường THCS Vân Hồ chia sẻ.
Giáo dục STEM tới đây sẽ chính thức được đưa vào trong các trường học. Vì vậy, để cho học sinh có thể tiếp cận tốt với chương trình này, ngay từ đầu năm học, cô Lâm đã tạo ra những “giờ học đặc biệt” giúp học sinh dần được trải nghiệm.
Theo cô Lâm, để tạo ra được những sản phẩm cụ thể, các em phải ứng dụng thực tế các môn học tích hợp như Toán học, Hóa học, Vật lý. Hiện tại, nhà trường đang chú trọng vào việc hướng học sinh tạo ra các sản phẩm hạn chế ô nhiễm môi trường như sử dụng rác thải hay các tài nguyên là phế liệu để tái chế.
Để tạo ra được những sản phẩm cụ thể, các em phải ứng dụng thực tế các môn học tích hợp như Toán học, Hóa học, Vật lý.
“Muốn giáo dục STEM tốt cơ sở vật chất phải tốt. Tuy nhiên, hiện nay điều kiện nhà trường mới chỉ hướng dẫn học sinh sử dụng những nguyên liệu tiết kiệm trong môi trường hiện có.
Bên cạnh đó, việc đào tạo giáo viên giảng dạy STEM cũng là một vấn đề cần lưu tâm. Vì thế, hiện tại nhà trường cũng giới thiệu giáo viên đi học tập tại một số trung tâm. Bằng kiến thức thực tế kết hợp với các môn, giáo viên sẽ cho học sinh trải nghiệm STEM ngay trong tiết thực hành các môn học”.
Cô Lâm khẳng định nếu làm tốt việc giáo dục STEM ở những cấp THCS sẽ giải quyết được bài toán hướng nghiệp và phân luồng học sinh.
“Có thể các con làm những STEM rất đơn giản thôi nhưng dần dần ra cuộc sống, đó có thể là một nghề cho các con mà không nhất thiết phải học đại học”.
Khám phá tiết học không sách vở khiến cô trò Hà Nội đều thích thú
Từ những vật liệu giản đơn như chai lọ hay những mảnh gỗ nhỏ, các học sinh từ lớp 6 – 9 đã có thể tạo nên những sản phẩm đặc biệt
Với đôi bàn tay thoăn thoắt nhuần nhuyễn việc cầm cưa cắt gỗ, các cô cậu học trò được thỏa sức sáng tạo
Những sản phẩm đặc biệt như cối xây gió, máy bắn đá, thuyền buồm,…
Cô trò thích thú với tiết học đặc biệt
Hiện tại, nhà trường đang chú trọng vào việc hướng học sinh tạo ra các sản phẩm hạn chế ô nhiễm môi trường
Cô Lâm khẳng định nếu làm tốt việc giáo dục STEM ở những cấp THCS sẽ giải quyết được bài toán hướng nghiệp và phân luồng học sinh.
Trường Giang
Đây là lần đầu tiên, một ngày hội quy mô về STEM được dẫn dắt bằng tư duy khởi nghiệp được tổ chức mang lại một sân chơi ý nghĩa dành cho học sinh THPT.