Sự bùng nổ của trí tuệ nhân tạo (AI) mang lại nhiều cơ hội và thách thức cho ngành báo chí,ựctiễnđàotạobáochíkèo bóng đá cúp c1 đêm nay từ việc tự động hóa quy trình sản xuất tin tức, phân tích dữ liệu đến tối ưu hóa nội dung và tương tác với độc giả. Tuy nhiên, để khai thác tối đa tiềm năng của AI, cần có một lực lượng lao động được đào tạo chuyên sâu và nắm vững các công nghệ mới.
Thách thức và cơ hội
Hiện nay, trên thế giới đã có một số cơ quan báo chí - truyền thông ứng dụng AI trong việc hỗ trợ các nhà báo sáng tạo tác phẩm. Có thể kể đến như The Washington Post với hệ thống AI mang tên Heliograf, được sử dụng để tự động tạo ra các bài viết ngắn về kết quả bầu cử, thể thao và các sự kiện quan trọng khác.
Hãng thông tấn Associated Press (AP) sử dụng công nghệ AI từ Automated Insights để tự động hóa việc viết các báo cáo tài chính. Reuters phát triển một công cụ AI có tên là Lynx Insight, được thiết kế để hỗ trợ các nhà báo trong việc phân tích dữ liệu và phát hiện các câu chuyện tin tức tiềm năng.
Hãng tin Bloomberg sử dụng AI để tự động hóa việc tạo ra các bài viết về tài chính và kinh tế thông qua hệ thống Cyborg. The Guardian sử dụng AI để tối ưu hóa tiêu đề bài viết và cải thiện chiến lược nội dung. Bằng cách phân tích dữ liệu về hành vi của độc giả, AI giúp The Guardian xác định các tiêu đề hiệu quả nhất để thu hút sự chú ý và tăng lượng truy cập.
Ở Việt Nam đã có một số cơ quan báo chí ứng dụng AI vào quy trình sản xuất tin bài với các mức độ khác nhau. VnExpress ứng dụng AI hoàn toàn trong việc sản xuất podcast Điểm tin, từ việc biên tập lựa chọn tin, cho đến đọc tin, lồng nhạc nền. Báo Lao động sử dụng AI tạo biên tập viên ảo dẫn chương trình video của báo.
Một số báo như Tuổi Trẻ, VietnamPlus,… đã triển khai AI để hỗ trợ biên tập và sản xuất tin bài, phân tích dữ liệu về hành vi người dùng trên trang web, từ đó đề xuất các chủ đề và bài viết mà độc giả có thể quan tâm. Ngoài ra, các ứng dụng từ AI còn hỗ trợ nhà báo trong việc kiểm tra chính tả, ngữ pháp, và tối ưu hóa tiêu đề để thu hút lượng truy cập nhiều hơn.
Tuy nhiên việc đào tạo báo chí – truyền thông ở Việt Nam vẫn còn nhiều khoảng trống trong việc cập nhật xu hướng AI. Từ thực tiễn này, các trường đại học trên thế giới đã nhận thấy tầm quan trọng của việc tích hợp AI vào chương trình đào tạo báo chí để chuẩn bị cho sinh viên những kỹ năng cần thiết. Tại Mỹ, trường Đại học Columbia tích hợp AI vào các khóa học báo chí bằng cách đào tạo sinh viên về phân tích dữ liệu, lập trình và sử dụng các công cụ AI.
Tại châu Á, có Đại học Bắc Kinh (Trung Quốc) và Đại học Quốc gia Singapore cũng đã đưa AI vào chương trình giảng dạy từ rất sớm. Vậy thực trạng đào tạo báo chí - truyền thông trong kỷ nguyên AI ở Việt Nam ra sao?
Quá sức, quá tầm?
Theo thống kê, đào tạo báo chí truyền thông trong những năm qua ở nước ta không ngừng được mở rộng, ngoài những cơ sở công lập như: Đại học (ĐH) Khoa học xã hội và Nhân văn, ĐHQG Hà Nội và TP.HCM; ĐH Văn hóa Hà Nội; ĐH Khoa học (Đại học Huế); ĐH Sư phạm Đà Nẵng (Đại học Đà Nẵng); ĐH Khoa học, ĐH Công nghệ - Thông tin và Truyền thông (Đại học Thái Nguyên); Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông (PTIT); Học viện Phụ nữ;… còn phải kể đến các trường ngoài công lập như ĐH Văn Lang, ĐH Thăng Long, ĐH Đại Nam, RMIT…
Đông nhưng có mạnh? Nhìn chung, các cơ sở đào tạo báo chí ở Việt Nam đã tích lũy được nhiều kinh nghiệm và xây dựng chương trình, đề cương bài giảng một cách công phu và bài bản. Tại PTIT, chương trình đào tạo đã cập nhật theo hướng báo chí – truyền thông số, với nhiều môn học mới như: Tổ chức sản xuất podcast/video, Báo chí dữ liệu; Công nghệ AI/ Báo chí số. Tại Học viện Báo chí và Tuyên truyền hay ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn lại tích hợp các môn học theo xu hướng số như sản xuất audio và video, truyền thông xã hội…
Tuy nhiên, để đáp ứng yêu cầu mới trong bối cảnh phát triển báo chí - truyền thông hiện đại, việc thay đổi, cập nhật, và hoàn thiện hệ thống giáo trình, bài giảng, tài liệu tham khảo về đào tạo báo chí cần được tiến hành đồng bộ và quy mô hơn nữa tại tất cả các cơ sở đào tạo về báo chí – truyền thông không chỉ riêng lĩnh vực AI. Bài giảng, giáo trình, sách tham khảo về đào tạo báo chí theo xu hướng vẫn đang là điểm yếu cốt tử của ngành. Thực tế nhiều trường dù chương trình đào tạo có đề cập đến AI, nhưng số tiết học ít ỏi khiến sinh viên nắm được về AI tương đối mơ hồ. Thậm chí những mặt trái của AI cũng chưa được đề cập.
Sau giáo trình là vấn đề cơ sở vật chất và công nghệ, thay vì chỉ học lý thuyết việc xây dựng các phòng thí nghiệm, trang bị các công cụ AI là vô cùng cần thiết và cấp bách. Tuy nhiên, tính toán cân đối chi phí đào tạo, đây vẫn là một vấn đề lớn đối với nhiều cơ sở đào tạo, nhất là các trường không dồi dào ngân sách. Để khắc phục vấn đề này, các trường đào tạo báo chí – truyền thông có thể hợp tác với các công ty công nghệ như Google, Facebook,… để cung cấp cho sinh viên cơ hội thực hành và tiếp cận với các công nghệ mới nhất.
Khó khăn mang tính cố hữu tiếp theo chính là nhân lực giảng dạy. Hiện quy mô đào tạo báo chí – truyền thông đang mâu thuẫn với số lượng giảng viên đạt chuẩn. Cụ thể, các trường đại học công lập và tư thục đều đang thiếu hụt các tiến sĩ, phó giáo sư và giáo sư chuyên ngành báo chí - truyền thông. Nguyên nhân chính là do các cơ sở đào tạo trong và ngoài nước mỗi năm chỉ đào tạo được rất ít tiến sĩ. Như vậy, chưa nói đến chuyện đủ nhân lực đáp ứng đào tạo báo chí – truyền thông theo xu hướng AI, mà nhân lực đào tạo cơ bản đang còn… thiếu và yếu.
Bên cạnh đó, việc tự cập nhật kiến thức mới về hoạt động báo chí – truyền thông nói chung, các xu hướng báo chí mới như AI nói riêng cũng đang có nhiều bất cập. Nhiều giảng viên đảm nhiệm các vị trí lãnh đạo, quản lý bị cuốn vào công việc hành chính, không có đủ thời gian để đi thực tế và cập nhật kiến thức mới, dẫn đến bài giảng thiếu tính thực tiễn. Các giảng viên trẻ cũng gặp khó khăn tương tự, khi họ phải đảm nhiệm nhiều công việc hỗ trợ, giảng dạy và ít có thời gian để nghiên cứu, soạn bài hay thực hành nghiệp vụ tại các tòa soạn báo chí và cơ sở truyền thông, khiến họ khó hòa nhập với thực tiễn nghề báo số hóa chứ không riêng lĩnh vực AI.
Có thể nói, AI đang trở thành xu hướng phát triển mạnh mẽ không chỉ ở Việt Nam mà trên toàn thế giới. Tuy nhiên, các trường đại học, học viện đào tạo về báo chí – truyền thông ở nước ta đang “khó khăn trăm bề” nên việc tích hợp sâu rộng các kỹ năng về AI và công nghệ số vào chương trình giảng dạy là cả một vấn đề nan giải. Tuy nhiên, AI vẫn là xu thế không thể đảo ngược. Chính vì vậy, không chỉ phải cập nhật giáo trình mà còn phải thay đổi từ nhận thức, tư duy đến hành động của đội ngũ lãnh đạo và giảng viên. Có như vậy việc đào tạo báo chí - truyền thông trong kỷ nguyên AI ở nước ta mới theo kịp các nước!
TS. Lê Thị Hằng, ThS. Lê Tuấn Anh(Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông)
Đề xuất có ngưỡng đảm bảo đầu vào ngành Báo chí như với Sức khỏe, Sư phạmĐó là đề xuất từ một cơ sở đào tạo báo chí tại Hội thảo khoa học “Đào tạo báo chí - truyền thông trong bối cảnh chuyển đổi số hiện nay”.