Trả giá cao gấp 12.000 lần khởi điểm,ẽhởtừmànđấugiáđấttỷmkháchhàngđồngloạtquayxebỏcuộlịch thi đấu bóng đá mới nhất cố tình 'phá' buổi đấu giá
Công an Hà Nội vừa tạm giữ hình sự 5 người liên quan đến vụ trả giá 30 tỷ đồng/m2 đất ở huyện Sóc Sơn để điều tra về hành vi vi phạm quy định về hoạt động bán đấu giá tài sản.
Kết quả điều tra ban đầu cho thấy, tháng 11, Phạm Ngọc Tuấn (SN 1991, ở Đông Anh) biết tin UBND huyện Sóc Sơn tổ chức đấu giá quyền sử dụng đất ở tại dự án xây dựng hạ tầng kỹ thuật chỉnh trang, phát triển khu dân cư nông thôn tại thôn Đông Lai, xã Quang Tiến, huyện Sóc Sơn. Vì thế, Tuấn nhờ Ngô Văn Dương (SN 1994, ở Đông Anh) mua giúp hồ sơ đấu giá.
Để chắc chắn trúng đấu giá được các lô đất như ý, Tuấn thỏa thuận, bàn bạc với một số người về việc cùng tham gia đấu giá và thống nhất sẽ thực hiện nâng giá tại buổi đấu giá.
Theo tính toán của Tuấn, các lô đất có giá trị dao động khoảng từ 20-32 triệu đồng/m2, ước tính từ 1,7 tỷ đồng - 3,9 tỷ đồng/lô đất. Các đối tượng xác định đây là giá cao nhất có thể mua của từng lô.
Nhưng thực tế, tại phiên đấu giá ngày 29/11, ban đầu các đối tượng đấu giá theo trình tự giá đạt mức có thể mua được. Tuy nhiên, khi phát hiện giá đấu của 36/58 lô đất vượt mức tối đa dự tính, tại vòng đấu giá thứ 5, các đối tượng đưa ra mức giá rất cao, vượt xa giá khởi điểm.
Thậm chí, Phạm Ngọc Tuấn còn trả trên 30 tỷ đồng/m2 (cao gấp khoảng 12.000 lần mức giá khởi điểm), dẫn đến việc 36 lô đất đấu giá không thành công.
Trao đổi với PV. VietNamNet, chuyên gia pháp lý bất động sản Nguyễn Văn Đỉnh nhận định, trường hợp này có thể xác định người tham gia cố tình “phá” buổi đấu giá, bởi người này biết và buộc phải biết về việc khi trả giá trên 30 tỷ đồng/m2 thì phiên đấu sẽ phải dừng lại mà không có người thắng cuộc.
“Về chế tài với hành vi này, xét ở góc độ chế tài hành chính, Điều 23 Nghị định số 82/2020/NĐ-CP về Xử phạt hành chính trong lĩnh vực bổ trợ tư pháp đã quy định các mức xử phạt với người tham gia đấu giá có hành vi cản trở hoạt động đấu giá; gây rối, mất trật tự tại cuộc đấu giá; cung cấp thông tin, tài liệu sai sự thật, sử dụng giấy tờ giả mạo để đăng ký tham gia đấu giá... nhưng không có chế tài nào áp dụng được cho trường hợp trên”, ông Đỉnh nói.
Cận cảnh khu đất bị 'chơi khăm' trả giá 30 tỷ đồng/m2 ở huyện Sóc SơnVề chế tài hình sự, nhóm người liên quan đã bị tạm giữ hình sự liên quan vi phạm quy định về hoạt động bán đấu giá tài sản theo Điều 218 Bộ luật Hình sự.
Theo ông Đỉnh, về mặt khách quan, tội phạm này thể hiện qua các hành vi “Lập danh sách khống về người đăng ký mua tài sản bán đấu giá”; “Lập hồ sơ khống, hồ sơ giả tham gia hoạt động bán đấu giá tài sản”; “Thông đồng dìm giá hoặc nâng giá trong hoạt động bán đấu giá tài sản”.
“Đây là tội phạm có cấu thành vật chất, trong đó yếu tố 'hậu quả' là bắt buộc để đủ cấu thành tội phạm. Các hành vi nêu trên phải dẫn đến 'thu lợi bất chính' từ 30 triệu đồng trở lên hoặc 'gây thiệt hại cho người khác' từ 50 triệu đồng trở lên thì mới đủ cấu thành tội phạm. Quá trình tố tụng, các cơ quan tiến hành tố tụng có nghĩa vụ chứng minh, làm rõ các nội dung trên”, ông Đỉnh cho biết.
Trả giá cao 'cùng lắm là mất tiền cọc'
Về vấn đề đấu giá đất thời gian qua, vị chuyên gia đánh giá, rất nhiều người tham gia đấu giá sẵn sàng trả giá cao bất chấp, chấp nhận mất khoản tiền đặt trước. Đó là bởi theo Điều 159 Luật Đất đai 2024, giá khởi điểm để đấu giá quyền sử dụng đất tính theo bảng giá đất.
Trong khi đó, bảng giá đất của Hà Nội và nhiều địa phương hiện quá thấp nên kéo theo giá khởi điểm rất thấp, tiền đặt trước được tính bằng 20% giá khởi điểm cũng rất thấp, tạo ra sức hấp dẫn lớn để thu hút nhiều người tham gia. Điển hình như cuộc đấu giá ở huyện Sóc Sơn có giá khởi điểm chỉ 2-3 triệu đồng/m2.
Đồng quan điểm, chuyên gia kinh tế, PGS.TS Đinh Trọng Thịnh cũng nhìn nhận, giá khởi điểm thấp xuất phát từ việc thành phố chưa ban hành được bảng giá đất hàng năm sát với giá thị trường. Tiền đặt cọc thấp là một trong những lý do khiến nhà đầu tư đổ xô tham gia, đẩy giá trúng lên cao nhiều lần so với mặt bằng xung quanh.
Ghi nhận tại các cuộc gần đây, nhiều người sẵn sàng “thi đấu”, trả giá cao với tâm lý “cùng lắm là mất tiền đặt trước”, tạo ra những màn so kè trong trả giá. Thậm chí, xuất hiện nhóm người muốn phá cuộc đấu giá như tại cuộc đấu giá ở huyện Sóc Sơn.
Hay tại phiên đấu giá 22 lô đất tại khu Man Cá, Man Cổng, Mạ Man Trong, thôn Văn Quán, xã Đỗ Động, huyện Thanh Oai (Hà Nội), đến vòng thứ 8, giá cao nhất khoảng 70 triệu đồng/m2, nhưng do khách hàng đồng loạt bỏ cuộc nên các lô đất đấu giá đều không thành công.
Để chấn chỉnh tình trạng này, theo ông Đỉnh, các địa phương cần thực hiện nghiêm quy định của Luật Đất đai 2024 và chỉ đạo của Bộ Tài nguyên và Môi trường, sớm rà soát để điều chỉnh, cập nhật bảng giá đất, đảm bảo nguyên tắc thị trường.
“Khi giá khởi điểm trong đấu giá đất được kéo sát giá thị trường và tiền đặt trước tăng theo, các cuộc đấu giá sẽ trở nên chuyên nghiệp, lành mạnh hơn, thay vì lộn xộn như vừa qua”, ông Đỉnh nhấn mạnh.
Quy định tại khoản 2 Điều 218 Bộ luật Hình sự năm 2015:
Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây thì bị phạt tiền từ 200 triệu đến 1 tỷ đồng hoặc phạt tù từ 1 năm đến 5 năm:
a) Có tổ chức;
b) Thu lợi bất chính 200 triệu đồng trở lên;
c) Gây thiệt hại cho người khác 300 triệu đồng trở lên;
d) Phạm tội 2 lần trở lên;
đ) Dùng thủ đoạn tinh vi, xảo quyệt.