Sinh thời,ủtịchHồChíMinhvàquanđiểmDùngngườket qua bong da a league Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn đặc biệt coi trọng công tác cán bộ và luôn đặt nó lên vị trí hàng đầu trong xây dựng Đảng và chính quyền Nhà nước. Tư tưởng về công tác cán bộ của Người không chỉ phát huy vai trò trong cách mạng giải phóng dân tộc mà còn có ý nghĩa quan trọng đối với sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước hiện nay.
Trong công tác đào tạo, bồi dưỡng, sử dụng cán bộ, Chủ tịch Hồ Chí Minh diễn đạt một cách cụ thể và thiết thực: “Cán bộ là cái gốc của mọi công việc”, “Có cán bộ tốt thì việc gì cũng xong”. Đào tạo huấn luyện luôn cần đi đôi với việc sử dụng có hiệu quả đội ngũ cán bộ. Muốn vậy “phải biết rõ cán bộ”, “phải cất nhắc cán bộ cho đúng”, “phải khéo dùng cán bộ”, “phải giúp cán bộ cho đúng”, “phải giữ gìn cán bộ”…
Cùng với việc đào tạo, bồi dưỡng và sử dụng tốt đội ngũ cán bộ, điều rất quan trọng là phải thường xuyên và kiên quyết đấu tranh làm trong sạch bộ máy, loại bỏ những cán bộ không còn đủ phẩm chất. Ngay từ những ngày đầu của chính thể Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nêu rõ quyết tâm đấu tranh chống những căn bệnh dễ mắc trong bộ máy Nhà nước. Người kịch liệt phê phán những khuyết điểm của các cán bộ: Làm trái, cậy thế, chia rẽ, kiêu ngạo, hách dịch, ăn hối lộ, hủ hóa.
Là người sáng lập, lãnh đạo và rèn luyện Đảng ta, hơn ai hết Chủ tịch Hồ Chí Minh thấy rất rõ vị trí, vai trò của cán bộ. Để có được những cán bộ ưu tú một lòng vì Đảng, vì dân, theo Chủ tịch Hồ Chí Minh, thứ nhất, phải hiểu và đánh giá đúng cán bộ. Đây là yêu cầu xuất phát để tiến hành các mặt khác của công tác cán bộ. Nếu không đánh giá đúng cán bộ và tình hình công tác cán bộ thì không thể đề bạt, sử dụng cán bộ một cách đúng đắn được. Người cho rằng, cứ mỗi lần xem xét lại cán bộ, một mặt sẽ tìm thấy những nhân tài mới, mặt khác thì những người yếu kém sẽ bị lòi ra. Đánh giá đúng cán bộ không chỉ nhằm phát hiện cái hay của họ để khuyến khích, phát huy, mà còn nhằm thấy cái dở của họ để tìm cách giúp đỡ, khắc phục. Người nói: “Ở đời, ai cũng có chỗ tốt và chỗ xấu. Ta phải khéo nâng cao chỗ tốt, khéo sửa chữa chỗ xấu của họ”. Vì thế, khi xem xét, đánh giá cán bộ, “quyết không nên chấp nhất” mà phải có cái nhìn toàn diện. Việc đánh giá cán bộ không thể chỉ căn cứ vào những biểu hiện bên ngoài của họ, mà phải đi sâu tìm hiểu bản chất của họ; không thể chỉ dựa vào một việc làm của họ, mà phải tìm hiểu tất cả các công việc mà họ thực hiện; không thể chỉ xem xét cán bộ trong một thời điểm, mà phải thấy rõ lịch sử của họ. Có cái nhìn toàn diện như vậy, ta mới có thể đánh giá cán bộ một cách đúng đắn, khách quan.
Thứ hai, phải “khéo dùng cán bộ”, “dùng người đúng chỗ, đúng việc”. Chủ tịch Hồ Chí Minh nhấn mạnh: “Dùng người như dùng gỗ, người thợ khéo thì gỗ to, nhỏ, thẳng, cong đều tùy chỗ mà dùng được”. Trong công tác cán bộ phải “khéo dùng” (nghệ thuật dùng người) là phải dùng đúng người, đúng việc, đúng năng lực, sở trường. Người nhắc nhở: “Dùng cán bộ không đúng tài năng của họ, cũng là một cơ thất bại”. Người thí dụ: “Người viết giỏi nhưng nói kém lại dùng vào những việc cần phải nói. Người nói khéo nhưng viết xoàng lại dùng vào công việc viết lách. Thành thử hai người đều không có thành tích”.
Đi đôi với việc sử dụng đúng tài năng của cán bộ, Chủ tịch Hồ Chí Minh yêu cầu người lãnh đạo, quản lý phải biết trọng dụng nhân tài, nếu không sẽ làm “thui chột” nhân tài. Người cho rằng phải biết chăm lo phát hiện nhân tài, phải biết đào tạo, bồi dưỡng nhân tài và phải biết sử dụng nhân tài một cách hợp lý.
Thứ ba, trong sử dụng cán bộ phải chống chủ nghĩa biệt phái, cục bộ, địa phương, hẹp hòi. Chủ tịch Hồ Chí Minh hay nhấn mạnh đến việc chống cánh hẩu, họ hàng, thân quen trong công tác cán bộ nói chung cũng như trong sử dụng cán bộ nói riêng. Người phê bình một cách nghiêm khắc việc người dùng cán bộ là hay dùng người bà con, anh em quen biết, ham dùng những kẻ khéo nịnh mình dẫn đến hiện tượng ô dù, kéo bè kéo cánh, công thần.
Chủ tịch Hồ Chí Minh phê bình nghiêm khắc tệ “kéo bè kéo cánh” trong công tác cán bộ. Tệ này phát sinh từ bệnh bè phái, ai hợp với mình thì dù người xấu cũng cho là tốt, việc dở cũng cho là hay, rồi che đậy cho nhau, ủng hộ lẫn nhau. Khuyết điểm này, như Hồ Chí Minh chỉ ra, nó rất tai hại, nó làm Đảng bớt mất nhân tài và không thực hành được đầy đủ chính sách của mình, làm hại sự thống nhất, nó làm mất sự thân ái, đoàn kết đồng chí, gây ra những mối nghi ngờ…
Thứ tư, phải yêu thương, giúp đỡ cán bộ. Đây là quan điểm thể hiện tính nhân văn sâu sắc trong tư tưởng Hồ Chí Minh về công tác cán bộ. Tính nhân văn ấy được hình thành từ chính thực tế tiến hành công tác cán bộ trong sự nghiệp đấu tranh cách mạng. Người chỉ rõ: “Không phải vài ba tháng, hoặc vài ba năm, mà đào tạo được một người cán bộ tốt. Nhưng cần phải công tác, tranh đấu, huấn luyện lâu năm mới được. Trái lại, trong lúc tranh đấu, rất dễ mất một người cán bộ”. Yêu thương cán bộ không phải là vỗ về, nuông chiều, phó mặc. Theo Hồ Chí Minh, thương yêu cán bộ “là giúp họ học tập thêm, tiến bộ thêm”.
Thứ năm, phải có gan đề bạt và cất nhắc cán bộ. Theo Chủ tịch Hồ Chí Minh, người làm công tác cán bộ phải có gan đề bạt, cất nhắc cán bộ. Có gan tức là phải mạnh dạn. Sở dĩ Người nói như vậy vì chúng ta thường hay “rụt rè” hoặc “quá khắt khe” trong việc đề bạt cán bộ. Theo Bác, có gan cất nhắc cán bộ nghĩa là người cán bộ được cất nhắc có thể còn điểm yếu, song phải biết được khuyết điểm của họ để sau khi cất nhắc tiếp tục giúp đỡ họ tiến bộ. Người yêu cầu: “Cất nhắc cán bộ, phải vì công tác, vì tài năng, vì cổ động cho đồng chí khác thêm hăng hái. Như thế, công việc nhất định chạy”. Như vậy, việc cất nhắc cán bộ là sự khẳng định, ghi nhận năng lực, sự cống hiến của từng cán bộ, đồng thời động viên khích lệ những người xung quanh, tạo động lực cho họ phấn đấu vươn lên trong công tác.
Quán triệt sâu sắc quan điểm của Hồ Chí Minh về công tác cán bộ, công tác cán bộ của chúng ta hôm nay vẫn theo những định hướng của tư tưởng Hồ Chí Minh về cán bộ và công tác cán bộ, nỗ lực nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ từ khâu lựa chọn, tuyển dụng đến việc đào tạo, bồi dưỡng để đáp ứng những yêu cầu ngày càng cao của nhiệm vụ. Song song đó, xây dựng đội ngũ cán bộ lãnh đạo quản lý, đội ngũ làm công tác tổ chức cán bộ vững mạnh. Đây là đội ngũ có vai trò rất quan trọng trong xây dựng đội ngũ cán bộ, trong việc đánh giá, sử dụng, đề bạt cán bộ. Do vậy, đội ngũ này phải thật sự là những người hội đủ cả đức lẫn tài, phải vừa có tâm vừa có tầm; phải biết nhìn xa, trông rộng, phải hiểu biết về con người, thực sự quan tâm và yêu thương cán bộ, phải thật sự vô tư trong sáng, phải có tư chất của người làm công tác tổ chức cán bộ.
Nghị quyết Trung ương 4 khóa XII về tăng cường xây dựng, chỉnh đốn Đảng đã nêu 27 biểu hiện cụ thể của những suy thoái như những tiêu chí đối chiếu để mỗi cán bộ đảng viên, mỗi tổ chức Đảng tự kiểm tra, tự đánh giá và từ đó đề ra cách sửa chữa, khắc phục khuyết điểm, nâng cao chất lượng của từng cán bộ và cả tổ chức. Gần đây nhất, ngày 19-12-2017, Bộ Chính trị đã ban hành Quy định số 105/QĐ-TW quy định về phân cấp quản lý cán bộ và bổ nhiệm, giới thiệu cán bộ ứng cử. Thực hiện những điều đó cũng là mong mỏi của nhân dân khi kỳ vọng vào sự tiến bộ trong hoạt động của các cơ quan công quyền.
Có thể nói, tư tưởng và quan điểm của Chủ tịch Hồ Chí Minh về cán bộ, về đánh giá, sử dụng cán bộ là kết tinh truyền thống dùng người của cha ông ta trong lịch sử, là đỉnh cao của “nghệ thuật” hay “phương sách” dùng người. Bác đã đi xa nhưng quan điểm của Người về sử dụng cán bộ đến nay vẫn còn nguyên giá trị, Đảng ta tiếp tục kế thừa vận dụng sáng tạo trong việc thực hiện công tác cán bộ, nhằm phát huy năng lực, sở trường của người cán bộ, nâng cao hiệu quả công tác, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp đổi mới.
THÁI PHONG