Mẹ của tôi vừa trải qua một đợt bệnh,álóclàvịthuốctốtsứckhỏecónhiềucôngdụngchữabệthứ hạng của cfr cluj cơ thể suy nhược. Tôi nghe nói cá lóc có thể bồi bổ nhưng sợ người già khó hấp thu dinh dưỡng và gây khó tiêu. Mong được bác sĩ tư vấn. (Thanh Loan, Đồng Nai).
Bác sĩ chuyên khoa 2 Huỳnh Tấn Vũ, Bệnh viện Đại học Y Dược TP.HCM - Cơ sở 3 tư vấn:
Cá lóchay còn gọi là cá quả, cá chuối, là loại thực phẩm thường xuyên xuất hiện trong mâm cơm của người Việt. Cá lóc có phần thịt ngọt, dày, thơm, dai dẻo, đậm đà, ít xương, giàu dinh dưỡng, là vị thuốc được sử dụng trong y học cổ truyền với tên lệ ngư.
Về thành phần, trong thịt cá lóc có 18,2% protein; 2,7% lipid; các muối canxi 90mg, phốt pho 240mg, sắt 2,2mg, cung cấp cho cơ thể 97 calo trong 100g thịt. Ngoài ra, cá lóc còn có vitamin B2, vitamin PP...
Theo Đông y, cá lóc có vị ngọt, tính bình, không độc, vào tỳ, vị và thận, dùng cho các trường hợp như đau khớp, phong thấp, phù nề, lở ngứa, trẻ em ăn kém, chậm tiêu, trĩ.
Theo kinh nghiệm dân gian, cá lóc không chỉ dùng chế biến món ăn ngon cho gia đình mà còn được sử dụng cho người suy nhược, vừa ốm dậy và nhiều tình huống khác. Cụ thể như sau:
Khi trẻ em bị ra mồ hôi trộm, lấy 100g cá lóc rửa sạch nhớt bằng nước sôi, lọc lấy thịt, thái nhỏ, chiên cho vàng thơm. Sau đó, nấu với 300ml nước, lấy còn 200ml, nêm nếm và cho trẻ ăn. Chế biến trong 3 ngày cho trẻ sử dụng.
Với trường hợp trẻ bị phù, có thể dùng một con cá lóc nấu với quả bí đao. Bên cạnh đó, ruốc cá lóc rất thích hợp cho người cao tuổi, phụ nữ, trẻ em suy nhược, gầy yếu, chán ăn, nên dùng kèm trong các bữa ăn từng đợt 5-7 ngày.
Từ cá lóc, có thể chế biến thêm các món ăn có tác dụng khi trẻ bị sốt cao, chữa mụn nhọt, nấu cùng với táo tây, táo đỏ, gừng có thể giúp an thần...
Cách chế biến cá lóc cũng rất đa dạng với nhiều món ngon hao cơm như canh chua, kho tộ, nướng trui, hấp, bánh canh….
Lưu ý, khi có vấn đề về sức khỏe, bạn nên đi thăm khám, có thể bổ sung thêm món ăn từ cá lóc vào thực đơn dinh dưỡng của mình với sự tư vấn của chuyên gia.