Ông Triệu Trần Đức cho rằng để đối phó với các cuộc tấn công mạng phức tạp,ậpcộngđồnghackermũtrắngđểứngcứusựcốanninhmạty le bong 88 nhà nước có thể tập hợp những cao thủ về bảo mật, phát huy tinh thần để hacker mũ trắng liên kết với nhau cùng vào cuộc ứng cứu khi có sự cố an toàn thông tin xảy ra. Chẳng hạn trong vụ hacker tấn công vào hệ thống cảng sân bay Nội Bài, Tân Sơn Nhất vừa qua, nhà nước có thể tập hợp những cao thủ về bảo mật, phát huy tinh thần để hacker mũ trắng liên kết với nhau. Cũng theo ông Đức, tại Việt Nam có những hacker đạt đến trình độ hàng đầu thế giới, độ tinh nhuệ cao.
Theo ông Mai Liêm Trực, nguyên Thứ trưởng Bộ Bưu chính Viễn thông, hacker Việt Nam giỏi nhưng số lượng còn ít. So sánh với quốc gia ngay như Trung Quốc, tại một sự kiện gặp gỡ cộng đồng hacker diễn ra đầu năm 2016, Việt Nam chỉ có khoảng 400 người, trong khi đó Trung Quốc khoảng 17.000 người.
Theo các chuyên gia, thực tế đòi hỏi một sức mạnh tổng hợp của nhiều nguồn lực, biết cách khai thác lực lượng hacker mũ trắng. Tuy nhiên tại Việt Nam, cộng đồng này ít được coi trọng.
Trong khi đó, tại nhiều quốc gia trên thế giới, hacker mũ trắng luôn được chào đón. Nhu cầu cũng như sự thiếu hụt về nhân sự cho đội ngũ làm về an ninh mạng đã buộc những cơ quan về an ninh như Cục Điều tra Liên bang Hoa Kỳ (FBI) phải thuê người từ giới hacker.
Ngoài ra, Cơ quan An ninh quốc gia Hoa Kỳ (NSA), Cục Tình báo Trung ương Hoa Kỳ (CIA) hàng năm đều tới các hội thảo của hacker để mời chào những hacker giỏi cộng tác.
Tại Việt Nam, Bkav là doanh nghiệp đã thành lập diễn đàn hacker mũ trắng WhiteHat.vn. Kỳ vọng của công ty an ninh mạng này khi lập WhiteHat.vn là nhằm tạo ra phong trào học tập, nghiên cứu về an ninh mạng, đồng thời cung cấp các kiến thức chuyên sâu về lĩnh vực an ninh mạng, khuyến khích giới trẻ yêu thích công nghệ đi theo con đường nghiên cứu, phát triển đúng đắn để trở thành… hacker mũ trắng, tăng cường lực lượng cho an ninh quốc gia và sẵn sàng ứng phó với các sự cố có thể xảy ra.