Bộ trưởng Bộ Giáo dục - Đào tạo Phạm Vũ Luận trảlời chất vấn
Nângcao chất lượng giáo dục bậc đại học
Trảlời câu hỏi của các đại biểu Phan Văn Tường (Thái Nguyên),Độtphálĩnhvựcgiáodụcvàđàotạobắtđầutừquảnlýkèo tỷ lệ bóng đá Trần Du Lịch(TP.HCM) liên quan đến sự yếu kém của chất lượng giáo dục bậc đại học: nhiềutrường đại học được thành lập nhưng không tuyển đủ sinh viên... Bộ trưởng BộGiáo dục - Đào tạo Phạm Vũ Luận cho biết: Gần đây bộ đã từng bước giảm nhịp độthành lập mới trường đại học. Từ 2006-2011, cả nước có thêm 84 trường đại học,trong đó 33 trường thành lập mới và 51 trường nâng cấp từ cao đẳng lên, bìnhquân mỗi năm thành lập 14 trường. Trong 3 năm đầu (từ 2006-2008) đã thành lậpmới 24 trường và nâng cấp 25 trường, bình quân mỗi năm thành lập 16 trường.Trong 3 năm sau (2009-7/2011) có 26 trường cao đẳng nâng cấp thành đại học vàthành lập 9 trường đại học mới, bình quân mỗi năm thành lập 12 trường. Như vậy,số lượng trường đại học thành lập mới trong 3 năm gần đây đã giảm nhiều. Cácđiều kiện thành lập trường và cho phép trường đại học hoạt động cũng đã đượcđiều chỉnh theo hướng nâng cao, tránh tình trạng chất lượng đào tạo kém.
Vềlý do các trường không tuyển đủ sinh viên, theo Bộ trưởng Phạm Vũ Luận, khôngchỉ năm nay một số trường không tuyển đủ chỉ tiêu mà trong những năm trước đócũng có hiện tượng này. Nguyên nhân do một số ngành học dù rất cần thiết cho sựphát triển kinh tế - xã hội như nông lâm ngư nghiệp, khoa học cơ bản, sư phạm,khoa học xã hội - nhân văn... nhưng do sau khi tốt nghiệp khó xin được việclàm, công việc không hấp dẫn. Một số trường không đủ điều kiện, không bảo đảmchất lượng đào tạo nên không thu hút sinh viên vào học. Bên cạnh đó, hiện naynhiều trường cùng mở các chuyên ngành đào tạo giống nhau như kế toán, tài chính- ngân hàng, quản trị kinh doanh... làm phân tán nhu cầu học sinh. Bộ Giáo dục- Đào tạo yêu cầu công khai thông tin về số lượng đội ngũ giáo viên, cơ sở vậtchất và các điều kiện khác, do vậy, phụ huynh và học sinh có điều kiện tìm hiểurõ về chất lượng nhà trường... Trước tình trạng một số trường đại học kiến nghịhạ điểm sàn để tuyển đủ chỉ tiêu nhưng để bảo đảm chất lượng bộ kiên quyếtkhông chấp thuận hạ điểm chuẩn đầu vào đại học, cao đẳng.
Bộtrưởng Phạm Vũ Luận cũng thẳng thắn thừa nhận dù có tiến bộ nhưng chất lượngđào tạo nguồn nhân lực nói chung và bậc đại học ở nước ta hiện còn nhiều bấtcập, yếu kém, chưa đáp ứng được nhu cầu phát triển của đất nước, còn một khoảngcách so với các nước tiến tiến trên thế giới và trong khu vực, chưa đáp ứngnguyện vọng của nhân dân. Để giải quyết tình trạng này, không có con đường nàokhác là phải đổi mới căn bản, toàn diện nền giáo dục nước nhà như đúng Nghịquyết Đại hội Đảng lần thứ XI đã đề ra.
Giảiđáp câu hỏi của các đại biểu về giải pháp nâng cao chất lượng giáo dục đại học,Bộ trưởng Phạm Vũ Luận cho biết: Bộ đã và đang tiến hành thanh tra, kiểm trachất lượng các trường đại học, trên cơ sở đó chấn chỉnh, củng cố và từng bướcnâng cao chất lượng các trường. Sau khi thanh tra, năm vừa qua, bộ đã dừngtuyển sinh của 2 trường. Sắp tới sẽ thanh tra tiếp 20 trường. Bộ đã thực hiệngiảm chỉ tiêu tuyển sinh không chính quy: năm 2010 giảm 20% và năm 2011 giảm40% so với tổng chỉ tiêu tuyển sinh chính quy... bảo đảm quy mô đào tạo củatrường tương xứng với điều kiện dạy và học. Giải pháp tiếp theo là nâng caochất lượng đội ngũ giáo viên, xây dựng đội ngũ giáo viên đầu đàn, liên kết đểcác trường trong cùng hệ thống, cùng ngành nghề phối hợp, giúp đỡ nhau. Bộ chỉđạo trường mạnh giúp đỡ trường yếu trong xây dựng chương trình, đào tạo đội ngũgiáo viên; đồng thời thực hiện gắn đào tạo theo nhu cầu xã hội... Trong thờigian tới, để nâng cao chất lượng đào tạo, đáp ứng nhu cầu nhân lực cho pháttriển đất nước, bộ tiếp tục xem xét, đánh giá lại kết quả, hiệu quả của việc mởtrường trong giai đoạn 2001-2010 để đề xuất, kiến nghị với Thủ tướng Chính phủsửa đổi, điều chính một số mục tiêu, chỉ tiêu phù hợp với Quy hoạch phát triểnnguồn nhân lực Việt Nam giai đoạn 2011-2020.
Đạibiểu Đoàn Nguyễn Thùy Trang (TP.HCM) đề nghị bộ trưởng có giải pháp khắc phụccơ bản sự mất cân đối trong khối ngành tuyển sinh đại học. Bộ trưởng Phạm VũLuận cho rằng, không chỉ khối ngành khoa học xã hội - nhân văn mà cả một sốngành khác như nông lâm ngư, kiến trúc xây dựng cũng tương tự. Đây là thựctrạng mất cân đối giữa nhu cầu đăng ký học và việc bố trí cơ cấu lao động vànhu cầu nhân lực của xã hội. Hiện nay, Thủ tướng Chính phủ đã chỉ đạo việc quyhoạch phát triển nguồn nhân lực theo lộ trình, công bố rộng rãi cơ cấu và nhucầu dự báo về nguồn nhân lực để làm cơ sở tham khảo, cân nhắc điều chỉnh quyếtđịnh lựa chọn ngành nghề đăng ký thi cho các thí sinh. Bộ cũng tăng cường hoạtđộng giáo dục truyền thông, định hướng nghề nghiệp, giải quyết triệt để hơnviệc phân luồng học sinh sau THCS để các em có ý thức về nghề nghiệp, lựa chọnngành nghề đồng thời nghiên cứu, đề xuất thay đổi, bổ sung một số chính sáchđối với các ngành nghề có đặc thù không thu hút thí sinh.
Cầnquan tâm hơn đến giáo dục mầm non
Trướcbăn khoăn của một số đại biểu về giáo dục mầm non, Bộ trưởng Phạm Vũ Luận thừanhận thiếu sót trước đây trong việc nhận thức chưa đầy đủ về tầm quan trọng vàvị trí của giáo dục mầm non. Hiện nay, theo Quyết định 60, 61 của Thủ tướngChính phủ, trước hết là cần giải quyết những khó khăn về cơ sở vật chất; tiếptục xóa bản trắng, làng trắng cơ sở giáo dục mầm non; khắc phục những bất cậpvề chế độ chính sách đối với giáo viên mầm non ngoài công lập. Theo bộ trưởng,điều kiện chung hiện nay Chính phủ mới phê duyệt cho bộ thực hiện đề án phổ cậpmầm non 5 tuổi, đối với các bậc nhỏ hơn còn phụ thuộc vào điều kiện kinh tế -xã hội của từng địa phương. Bộ đang phối hợp nghiên cứu, triển khai xã hội hóacác hình thức như nhóm trẻ gia đình; chế độ chính sách đối với giáo viên, bảomẫu; khuyến khích doanh nghiệp, nhà đầu tư xây dựng lớp mẫu giáo, mầm non tạicác khu công nghiệp, khu chế xuất.
Đãchấm dứt tình trạng thầy nhiều hơn thợ
Cuốiphiên trả lời chất vấn về vấn đề giáo dục - đào tạo, Quốc hội đã dành thời gianđể Phó Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Thiện Nhân thay mặt Chính phủ báo cáo thêm.Phó Thủ tướng cho biết: trong 10 năm qua, tỷ lệ người được đào tạo nghề nghiệpđã tăng từ 16% lên 40%. Dù rằng còn nhiều việc phải làm nhưng đây là tỷ lệ rấtquan trọng, bởi nước ta đã chấm dứt tình trạng thầy nhiều hơn thợ.
PhóThủ tướng cho biết, đối với giáo dục phổ thông, thực hiện nguyên tắc vừa giáodục tri thức, vừa giáo dục làm người, chương trình được thông qua từ năm 2006vẫn còn nặng về giáo dục tri thức, giáo dục trong phòng học, trường học, hạnchế về kỹ năng, hoạt động ngoại khóa ngoài xã hội. Từ năm 2007, 2008, Bộ Giáodục - Đào tạo phối hợp với một số cơ quan thiết kế một chương trình giáo dụcphổ thông mới, áp dụng cho giai đoạn sau năm 2015. Trong khi chưa sửa đượcchương trình, ngành giáo dục đã tăng cường giáo dục kỹ năng, hoạt động xã hội.Đặc biệt, thông qua phong trào xây dựng trường học thân thiện, học sinh tíchcực đã có kết quả đáng khích lệ...
Vềgiáo dục bậc đại học, theo Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân, thực tế trong mộtthời gian dài, hệ thống giáo dục đại học tuy rằng có bám yêu cầu thực tiễnnhưng chủ yếu đào tạo theo khả năng, thầy đến đâu, đào tạo đến đó, chưa làm rõchuẩn sinh viên tốt nghiệp đại học phải có năng lực, kỹ năng gì và làm việc ởvị trí nào. Hai năm gần đây, Bộ Giáo dục - Đào tạo đã chỉ đạo các trường đạihọc phải công bố chuẩn đầu ra đối với người tốt nghiệp của trường mình, ngànhmình. Đến nay, trên 50% trường đại học đã công bố, tuy nhiên vẫn còn hơn 40%trường đại học chưa công bố được tiêu chuẩn này. Để làm được chuẩn đầu ra củatrường cao đẳng, dạy nghề không thể một mình nhà trường mà cần phải phối hợpvới cơ quan sử dụng lao động, các doanh nghiệp xây dựng yêu cầu khi ra trường,sinh viên đó phải làm được gì, biết được gì...
TheoPhó Thủ tướng, đổi mới quản lý giáo dục là khâu đột phá hệ thống giáo dục, theođó phải hoàn chỉnh lại quản lý giáo dục bậc đại học, phổ thông, dạy nghề theophân cấp trách nhiệm. Thực hiện phân cấp trong quản lý là vấn đề vô cùng quantrọng, đã thực hiện phân cấp cho chính quyền địa phương tham gia giám sát việchình thành và hoạt động các trường và cơ sở dạy nghề. Quy chế quản lý Nhà nướcở các cấp học cần được hoàn chỉnh, qua đó đẩy mạnh tự chủ của các cơ sở giáodục từ phổ thông đến đại học và nâng cao chất lượng đội ngũ hiệu trưởng cáctrường. Cần có chính sách hợp lý đầu tư cho giáo dục, giáo viên và học sinh, hỗtrợ giáo viên, cán bộ quản lý giáo dục, học sinh vùng khó khăn, tăng cường thựchiện xã hội hóa giáo dục...
(TheoTTXVN)