Sự kiện nhằm giới thiệu,ươngtrìnhĐiềuướcchoemkếtnốicácdòngchảythiệnnguyệkết quả giải vô địch nhật bản lan tỏa và kêu gọi nguồn lực để hỗ trợ phát triển giáo dục tại vùng khó khăn, vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số.
Trong giai đoạn đầu, chương trình tập trung hỗ trợ 6 nhóm “điều ước” cũng chính là nhu cầu bức thiết hiện nay: Hỗ trợ đầu tư xây dựng các điểm trường, nhà công vụ, phòng học cho các trường học địa bàn vùng kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn; Hỗ trợ xây mới hoặc cải tạo nhà vệ sinh; Hỗ trợ lắp đặt hệ thống điện, nước sạch; Hỗ trợ hỗ trợ bữa ăn trưa cho học sinh bán trú để cải thiện dinh dưỡng học đường; Hỗ trợ trang thiết bị, đồ dùng học tập và sinh hoạt cho học sinh (sách vở, dụng cụ học tập, quần áo,…); Hỗ trợ thiết bị nâng cao thể chất cho học sinh (sân chơi, dụng cụ tập luyện thể dục thể thao…).
Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam, Bộ trưởng Bộ GD-ĐT Nguyễn Kim Sơn cùng các đại biểu phát động chương trình 'Điều ước cho em'. |
Trong những năm qua, với mục tiêu bảo đảm phát triển và từng bước nâng cao chất lượng giáo dục cho trẻ em, học sinh vùng đồng bào dân tộc thiểu số, có điều kiện kinh tế xã hội đặc biệt khó khăn, Đảng và Nhà nước ban hành nhiều chính sách quan trọng.
Ngoài ra, còn có các chương trình, đề án, dự án về phát triển giáo dục vùng khó khăn và đặc biệt là sự quan tâm ủng hộ nguồn lực từ các tổ chức, cá nhân trong cả nước. Cùng đó, là sự chung tay của các tổ chức, cá nhân, các doanh nghiệp, các nhà hảo tâm trong hàng nghìn dự án thiện nguyện hỗ trợ giáo dục trong thời gian qua.
Tuy vậy, vẫn còn có sự chênh lệch khá lớn giữa các vùng miền, giữa các huyện, xã ngay trong cùng một địa phương. Cơ sở vật chất trường lớp đã được cải thiện về phòng học, chỗ ở nhưng các phòng chức năng như phòng ăn bán trú, phòng vệ sinh, điện nước sinh hoạt và các đồ dùng khác còn nhiều thiếu thốn. Mặc dù học sinh dân tộc thiểu số được hỗ trợ nguồn lực từ Nhà nước để hỗ trợ bữa ăn trưa nhưng số lượng học sinh không đủ điều kiện thụ hưởng vẫn còn rất lớn ngay trong cùng một trường, một lớp.
Theo thống kê cả nước có 188.000 nhà vệ sinh học sinh ở các cấp học, từ mầm non đến THPT, trong đó có 67% nhà vệ sinh kiên cố. Ở cấp tiểu học, tỷ lệ có nhà vệ sinh kiên cố chỉ gần 58%; tiếp đến là THCS hơn 67%, mầm non hơn 70% và THPT cao nhất, hơn 80%.
Theo Bộ GD-ĐT, chương trình “Điều ước cho em” với nền tảng công nghệ trên Cổng nhân đạo quốc gia (http://inhandao.vn/Điều ước cho em) sẽ cho phép kết nối dòng chảy thiện nguyện, ủng hộ từ nhà hảo tâm đến những điểm trường khó khăn trên cả nước, theo tiêu chí đúng đối tượng - đúng nhu cầu - đúng thời điểm.
Hiện đã có gần 2.000 trường học của 39 tỉnh đăng ký nhu cầu hỗ trợ trên Cổng nhân đạo quốc gia; gần 5.000 trường học có dữ liệu đăng ký cụ thể nhu cầu hỗ trợ.
Tại lễ phát động chương trình “Điều ước cho em”, nhiều doanh nghiệp trong nước và quốc tế đã cam kết hỗ trợ, đồng hành bằng việc trao tặng 16 công trình trường đẹp, nhà bán trú; 1.000 nhà vệ sinh, bữa ăn trưa cho 30.000 em, học bổng và 20.000 suất quà cho học sinh trị giá gần 127 tỷ đồng.
Trước đó, Bộ GDĐT đã ký kết với 37 đơn vị, doanh nghiệp đồng hành hỗ trợ xây dựng trường học an toàn, thân thiện giai đoạn 2021-2025.
Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam chia sẻ tại lễ phát động chương trình "Điều ước cho em". |
Tại lễ phát động, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam bày tỏ trăn trở khi nhiều điểm trường còn khó khăn thiếu thốn đủ bề; các học sinh chưa được ăn trưa đầy đủ, thiếu nhà vệ sinh.
Theo Phó Thủ tướng, để thực hiện “Điều ước cho em”, không chỉ trông vào các nhà tài trợ mà các cấp ủy, chính quyền phải coi đây là nhiệm vụ, trách nhiệm hàng đầu.
“Dù nghèo, dù khó nhưng nếu chúng ta chú ý hơn đến các cháu và những nơi còn khó khăn thì chúng ta chắc chắn vẫn có thể dành dụm, đầu tư, quan tâm nhiều hơn tới các em học sinh, các thầy cô giáo”, ông Đam nói.
Phó Thủ tướng nhấn mạnh, chương trình này không chỉ mong nhận được bao nhiêu tỷ đồng đóng góp từ các nhà tài trợ, mà sẽ trở thành điểm để kết nối không chỉ các nhà hảo tâm, mà cả các cấp ủy đảng, chính quyền bằng cách phát động tất cả các trường, các thầy cô giáo, phụ huynh, học sinh, tình nguyện viên cập nhật lên những yêu cầu thiết thực nhất của học sinh trường, lớp mình. Để những yêu cầu đó được chuyển tải, phân thành từng nhóm, việc nào cần chính quyền, việc nào là cộng đồng hỗ trợ, rồi việc nào là ngành giáo dục tham gia. Tất cả sự hỗ trợ đó được kết nối lại và được sử dụng tối ưu nhất. Đây là hành động rất cụ thể để thể hiện cả nhà trường, gia đình và xã hội cùng chăm lo cho tương lai của con em chúng ta”, ông Đam nói.
Thanh Hùng
Sáng 24/12, Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ cùng đoàn công tác của Bộ GD-ĐT đã tới thăm và tặng quà một số trường học khó khăn của tỉnh Bắc Kạn.