Trần Văn Nguyên,ìnhyêucủaanhvậnđộngviênvớingườivợhásoi kèo lille hôm nay 30 tuổi, quê Bình Định, cao 1m27, hiện là vận động viên ném lao, cử tạ của Trung tâm Huấn luyện thể thao quốc gia TP.HCM.
Năm 2019, anh giành huy chương vàng ném lao Giải điền kinh Grand Prix người khuyết tật thế giới 2019 (World Para Athletics Prix), mang vinh quang về cho nước nhà.
Anh Trần Văn Nguyên chụp hình với tấm huy chương vàng bộ môn cử tạ anh nhận được năm 2017. |
Người đàn ông sinh năm 1990 kể, cả gia đình anh ai cũng có chiều cao bình thường, chỉ riêng anh là thấp. Cũng vì chiều cao thấp bé, ngày còn nhỏ, Nguyên hay bị bạn trêu đùa, nhưng anh không mặc cảm, tự ti, mà luôn phấn đấu vươn lên.
Tốt nghiệp cao đẳng về ngành điện, Nguyên được một công ty tuyển dụng vào làm công việc liên quan đến ngành học. Một lần, Nguyên gặp được một vận động viên ném lao là nữ, có chiều cao giống mình nên rất ngưỡng mộ. Lúc đó, anh tự hỏi, sao người ta là phụ nữ, thấp bé như mình mà làm được một điều phi thường, còn mình thì không.
Sau những lần đắn đo, anh quyết định đi gặp nữ vận động viên xin làm học trò và được đồng ý. Dưới sự giúp đỡ của nữ vận động viên, Nguyên miệt mài tập ném lao, ném đĩa rồi dần thích, bộc lộ năng khiếu với bộ môn này.
Năm 2017, Nguyên vinh dự trở thành vận động viên của đoàn Thể thao người khuyết tật Việt Nam tại Đại hội thể thao Người khuyết tật Đông Nam Á năm 2017 (Asean Para Games 9).
Giải đấu này, anh đoạt hai huy chương vàng ở nội dung ném lao, đẩy tạ. Những năm sau đó, Nguyên liên tục tham gia nhiều giải đấu trong nước, khu vực Đông Nam Á, châu Á và đoạt được huy chương vàng, đồng… ở hai môn ném lao, cử tạ.
Anh Nguyên đang tập ném lao. |
Còn chị Hoàng Thị Đông, 35 tuổi, có chiều cao chỉ vỏn vẹn 1 mét, từng ly hôn, có con gái riêng. Với giọng hát trời phú, chị làm ca sĩ hát rong đường phố và các sân khấu nhỏ. Hai người họ gặp nhau khi cùng làm trong công ty điện tử ở huyện Củ Chi, TP.HCM.
Anh Nguyên kể, lúc đó, nhìn cô đồng nghiệp có chiều cao giống mình, anh vừa thương vừa tò mò. Trong công ty, có một nhóm bạn chơi với nhau, trong đó có Nguyên và Đông. Một lần, cả nhóm tổ chức đi chơi chung với nhau, Nguyên đánh liều rủ cô bạn đồng nghiệp… hẹn hò.
Chị Đông cho biết, từng một lần ly hôn, lại đang một mình nuôi con nhỏ, tự ti về ngoại hình, chị không mấy xúc động khi được chàng trai ít hơn mình 5 tuổi thể hiện tình cảm.
“Nuôi con một mình không phải là điều đơn giản, tôi lại là người khuyết tật nên mọi thứ càng khó khăn hơn”, người phụ nữ sinh năm 1985 nói.
Tuy nhiên, anh Nguyên không bỏ cuộc. Để được cô đồng nghiệp đáp lại tình yêu, anh dành thời gian quan tâm hai mẹ con chị hơn. Anh cũng thường tổ chức những cuộc hẹn, đi chơi chung với nhóm bạn nhằm giúp hai người có nhiều tình cảm. Dần dần, với sự chân thành, quan tâm của chàng trai quê Bình Định, chị Đông cũng mở lòng.
“Lúc mới quen, tôi rất do dự và sợ. Nhưng tiếp xúc với anh, tôi nhận ra Nguyên là người chân thành, quan tâm tôi thật lòng”, chị Đông nhìn chồng nói bằng giọng hạnh phúc.
Hiện, vợ chồng họ có một cậu con trai kháu khỉnh, chị Đông cũng đã được gia đình chồng chấp nhận. |
Tình yêu của họ được nhiều người mến mộ, nhưng bố mẹ anh Nguyên kịch liệt phản đối. Ông bà không muốn con trai lấy một người vợ lùn, đã một lần ly hôn, đang nuôi con nhỏ. Một phần, ông bà cũng muốn con trai lấy một người vợ có chiều cao bình thường để sau này sinh ra những đứa con bình thường.
Áp lực trước rào cản gia đình quá lớn, không ít lần chị Đông muốn buông tay để anh có thể tìm một người phụ nữ tốt hơn, phù hợp hơn với bản thân.
Bố mẹ chị cũng khuyên con gái nên bỏ anh Nguyên, để anh rộng đường đến với người phụ nữ mà cha mẹ anh đã chọn. Ngược lại, anh Nguyên lại càng quan tâm, chăm sóc chị nhiều hơn và nhất quyết không để chị rời xa anh.
Vừa qua, hai anh chị nắm tay nhau đến tham gia chương trình Mảnh ghép hoàn hảo của Đài VTV. Trước truyền hình, người vợ sinh năm 1985 khoe, bây giờ chị đã được gia đình chồng chấp nhận.
Chị Đông kể, dù bố mẹ phản đối, nhưng anh Nguyên vẫn kiên quyết bảo vệ tình yêu. Để chứng minh tình yêu của mình là thật, anh đưa chị đi đăng ký kết hôn rồi cùng thuê phòng trọ sống. “Khi chúng tôi có một cậu con trai, bố mẹ anh mới chấp nhận. Vừa rồi, bố mẹ từ Bình Định vào Củ Chi dự thôi nôi của cháu nội”, giọng chị Đông hạnh phúc.
Hiện, chị Đông vừa làm công ty, vừa bán hàng online kiếm thêm thu nhập. Chị cũng cho biết, do hai vợ chồng còn khó khăn về kinh tế nên chưa thể tổ chức đám cưới, làm bữa tiệc ra mắt gia đình hai bên. |
Trải qua nhiều thăng trầm, giờ đây, chị Đông tự hào chia sẻ, anh Nguyên chính là điều may mắn nhất trong cuộc đời chị. Còn anh Nguyên, do cuộc sống vận động viên chuyên nghiệp đòi hỏi anh phải liên tục tập luyện, mỗi tuần anh chỉ được về nhà vào thứ Bảy rồi lại tiếp tục trở lại luyện tập vào thứ Hai nên không có nhiều thời gian bên vợ con.
Đổi lại, anh quan tâm vợ bằng những lời hỏi thăm, sự ân cần và luôn dành trọn tình yêu cho vợ.
Người chồng sinh năm 1990 cũng cho biết, hiện anh đang tập trung tập luyện, trau dồi bản thân để có thể thi đấu một cách tốt nhất với tư cách là một vận động viên đại diện cho quốc gia trên đấu trường quốc tế.
"Có lẽ, phải đợi đến sau ASEAN Para Games 11 (Đại hội Thể thao người khuyết tật Đông Nam Á lần thứ 11) tại Việt Nam vào tháng 11/2021 thì tôi mới có thể dành thời gian cho gia đình và cho đám cưới mà cả hai luôn ấp ủ”, anh Nguyên nói.
“Tôi chưa bao giờ nghĩ rằng ở tuổi này rồi mà vẫn nhiều người muốn xem ảnh của mình đến như vậy” - cụ bà Hsu Hsiu-e, 84 tuổi chia sẻ.