Danh Mục Hiện Tại: Danh Mục:Trang Chủ >Thể thao >Những ngày “máu, lửa cùng cờ hoa”_oxbet.

Những ngày “máu, lửa cùng cờ hoa”_oxbet.

2025-01-10 09:05:49 Nguồn:88CasinoOnlineTác Giả:Thể thao View:327lượt xem

(BDO) Những ngày tháng 4 lịch sử,ữngngàymáulửacùngcờoxbet. khi cả nước náo nức kỷ niệm 49 năm Ngày Giải phóng hoàn toàn  miền Nam, thống nhất đất nước (30.4.1975 - 30.4.2024), chúng tôi có dịp được gặp và trò chuyện với những người đã tham gia chiến đấu giải phóng miền Nam. Ký ức hào hùng về Đại thắng mùa xuân năm 1975 của dân tộc vẫn in đậm trong tâm trí những người lính năm xưa.

 Bà Nguyễn Thị Một - người cắm cờ trên nóc Nhà việc Phú Cường

Nhớ mãi giây phút cắm cờ trên nóc Nhà việc Phú Cường

Thời gian có thể xóa nhòa nhiều kỷ niệm nhưng đối với bà Nguyễn Thị Một, giây phút cắm cờ Mặt trận dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam trên nóc Nhà việc Phú Cường năm ấy là khoảnh khắc không bao giờ quên. Đến tận hôm nay sau gần nửa thế kỷ nhưng khi nhắc lại sự kiện ấy, bà Một vẫn không nén được nỗi xúc động lẫn niềm hạnh phúc.

 Bà Một kể: Khi những sào huyệt cuối cùng của địch trên toàn miền Nam sắp sụp đổ, ngày 28-4-1975, bà nhận được chỉ thị khẩn cấp của đồng chí Lê Văn Cao là chuyển ngay 3 công văn gấp xuống cho cánh Nam, còn bà Hồng Nhung chuẩn bị gấp một lá cờ Mặt trận dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam để ngày 30-4 tham gia cùng cánh Bắc tiến vào giải phóng Thủ Dầu Một. Bà được phân công trực tiếp treo lá cờ lên cột cờ Nhà việc Phú Cường (đây là trung tâm hành chính quan trọng của chính quyền ngụy tại Thủ Dầu Một lúc bấy giờ).

“Tối 29-4, tôi cùng chị Hồng Nhung đến nhà chị Năm Xuân (chị ruột của chị Hồng Nhung, cũng là một cơ sở cách mạng) ở chợ Cây Dừa để may cờ. Suốt đêm không ngủ, chúng tôi cắt may cờ và 30 băng đỏ để sử dụng trong ngày giải phóng. Sáng hôm sau, tôi được lệnh tham gia giải phóng Thủ Dầu Một. Từ chợ Cây Dừa về khu trung tâm, hai bên đường vắng vẻ, ít người đi lại. Khi về đến ngã sáu, tôi thấy quần áo, quân trang quân dụng của lính ngụy vứt ngổn ngang hai bên đường. Trước sức mạnh của lực lượng ta, bọn chúng bỏ của chạy lấy người. Các cán bộ, chiến sĩ của ta đã nhanh chóng tiến lên chiếm lĩnh các vị trí, cơ quan then chốt của ngụy quân, ngụy quyền ở trung tâm tỉnh lỵ Thủ Dầu Một. Khi chúng tôi tiến vào Nhà việc Phú Cường thì đồng chí Bảy Tấn (sau này là Bí thư Thành ủy Thủ Dầu Một) cũng ở đó cùng với những cán bộ, chiến sĩ cách mạng khác để chiếm lĩnh mục tiêu”, bà Một kể.

“Mỗi người một việc. Tôi được giao nhiệm vụ trèo lên nóc nhà thay cờ. Do lần đầu tiên đến Nhà việc Phú Cường nên không ai biết đường lên nóc nhà. Tôi nhìn thấy cây sứ nên trèo lên cành cây để đu qua cánh cửa phụ căn nhà rồi trèo lên ban công. Sau khi vất vả trèo lên được nóc nhà, tôi hạ lá cờ “ba que” xuống rồi thượng lá cờ Mặt trận dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam lên”, bà Một kể và bộc bạch rằng, khi ấy cảm xúc trong bà dâng trào vì hoàn thành nhiệm vụ quan trọng được giao.

Đúng 10 giờ 30 phút ngày 30- 4-1975, là cờ Mặt trận Dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam tung bay trên nóc Nhà việc Phú Cường, đánh dấu TX.Thủ Dầu Một hoàn toàn giải phóng. Lá cờ nửa xanh, nửa đỏ với ngôi sao vàng năm cánh tung bay vào thời khắc ấy cũng là hình ảnh khó quên trong tâm trí của bà Một và tất cả người dân trong giây phút lịch sử trọng đại ấy.

Ký ức hào hùng

Còn với Đại tá Võ Sỹ Lâm, nguyên Giám đốc Công an tỉnh Sông Bé cũng là một ký ức hào hùng, khó quên. Chính ông đã đóng góp không ít công sức trong việc cùng đồng đội tham gia giải phóng tỉnh Thủ Dầu Một.

 Nhà việc Phú Cường nay là nhà Nhà truyền thống TP.Thủ Dầu Một

Ông kể, ngày 13-4-1975, Bộ Chính trị quyết định mở chiến dịch giải phóng Sài Gòn mang tên “Chiến dịch Hồ Chí Minh”. Tham gia chiến dịch Hồ Chí Minh, Tỉnh ủy Thủ Dầu Một thành lập Ban chỉ đạo tiền phương và phân công Ban An ninh tỉnh chiếm lĩnh các mục tiêu quan trọng tại thị xã, như: Tòa hành chính, Tòa án, Khám đường, Nhà việc Phú Cường và Ty Cảnh sát Bình Dương. Thực hiện chỉ đạo của Tỉnh ủy, từ ngày 20-4 đến 26-4-1975 tại căn cứ Bàu Gốc, Ban An ninh tỉnh mở nhiều cuộc họp nhằm chuẩn bị lực lượng, phương tiện tham gia chiến dịch. Ban An ninh đã tiến hành lập tiểu ban tiếp quản và xây dựng kế hoạch tấn công chiếm tỉnh lỵ bằng 3 mũi giáp công. Rạng sáng 27-4-1975, 3 mũi tiến công của ta đồng loạt tiến thẳng vào các mục tiêu đã định.

Đến ngày 28-4-1975, được sự phân công của Tỉnh ủy, lực lượng An ninh Thủ Dầu Một chia thành 3 mũi giáp công đồng loạt tiến chiếm các mục tiêu trọng yếu của địch: Tòa án, Tòa hành chánh và Khám đường Bình Dương, Ty Cảnh sát Bình Dương; trụ sở Nhà việc Phú Cường.

Với quân số không bằng 1% quân địch nhưng cán bộ, chiến sĩ An ninh Thủ Dầu Một đã khôn khéo vận dụng biện pháp quần chúng, vừa mưu trí, dũng cảm tạo nên sức mạnh tổng hợp giữa tiến công và nổi dậy. Khi lực lượng ta tiến công đến đâu đều được đông đảo quần chúng kéo theo hỗ trợ tạo thành lực lượng hùng mạnh, khí thế ngất trời khiến quân địch hoảng sợ, hàng ngũ rệu rã nhanh chóng buông súng đầu hàng.

Đúng 10 giờ ngày 30-4-1975, lực lượng An ninh Thủ Dầu Một dưới sự chỉ huy của đồng chí Nguyễn Văn Tấn, Ủy viên Thường vụ Tỉnh ủy, Trưởng ban An ninh tỉnh đã chiếm lĩnh hoàn toàn 3 mục tiêu trọng yếu và thu toàn bộ hồ sơ tài liệu của địch.

“Quyết tử cho Tổ quốc quyết sinh”

Ngày 30-4-1975 đã đi vào lịch sử. Riêng với bác sĩ Trương Trung Nghĩa, nguyên Phó Giám đốc Sở Y tế tỉnh Sông Bé cũng là một kỷ niệm khó phai.

Chúng tôi gặp ông trong những ngày cuối tháng 4 lịch sử, bác sĩ Trương Trung Nghĩa nói: “Vui lắm, quên sao được. Ngày ấy, cả nước hừng hực khí thế, niềm vui vỡ òa”. Trên nét mặt ông hiện rõ niềm vui, xúc động, miền ký ức của ngày 30-4-1975 lại trở về. Ông kể, đầu năm 1975, khi đang đi học lớp bác sĩ dân y miền Nam, ông được lãnh đạo Công an Trung ương Cục miền Nam (gọi tắt là R) gọi về để chuẩn bị đi vào chiến trường Khu Sài Gòn - Gia Định. Ngày 22-4-1975, ông nhận lệnh chuẩn bị lên đường đi tiếp quản Khu Sài Gòn - Gia Định. Tuy nhiên, đến ngày 26-4-1975, ông lại nhận được lệnh đi Chiến dịch Hồ Chí Minh. Ông bảo, trong suy nghĩ lúc này, trận đánh cuối cùng chắc cam go lắm, sẽ hy sinh nhiều người lắm đây nhưng ông không hề nao lòng. Với ông, được tham gia trận đánh cuối cùng này là cả niềm vinh dự, tự hào.

Ở yên chờ lệnh, đến 3 giờ sáng ngày 30-4-1975, tất cả các cơ quan Trung ương Cục miền Nam được lệnh tham gia Chiến dịch Hồ Chí Minh tại Sài Gòn. Đoàn xe Trung ương cục Miền Nam gồm: Công an vũ trang, Cục Chính trị quân đội, Ban Tuyên huấn, Mặt trận dân tộc giải phóng miền Nam, Ban Binh vận, Ban Dân y và cả khối vận như Đoàn Thanh niên, Hội Phụ nữ... đều tham gia. Cả đoàn xe khoảng 400 chiếc tập trung tại ngã ba Đồng Pal, gần khu vực núi Bà Đen (tỉnh Tây Ninh). Cứ cách nhau 15m/chiếc, đoàn xe đậu dài cả 2km. Đúng 4 giờ sáng, đoàn xe bắt đầu xuất phát, đến huyện Trảng Cỏ (tỉnh Tây Ninh) lúc 9 giờ 30 phút, cả đoàn dừng lại chờ lệnh.

 Đúng 11 giờ, liên lạc ở Sài Gòn ra hướng dẫn đoàn xe vào bên trong nội ô. Lúc này, trên xe mọi người lấy cơm vắt ra ăn với muối. Đúng 11 giờ 30 phút, đoàn xe nhận được tin của Trung ương Cục, ngụy quân đã đầu hàng. Bình thường từ đây vào nội ô Sài Gòn chỉ tầm 60 phút nhưng hôm nay, người dân tràn ra đường reo hò mừng chiến thắng và mừng đoàn quân giải phóng về tiếp quản thành phố. Vì vậy, xe chạy rất chậm, chẳng khác gì đi bộ. Chỉ cách nội ô vài cây số mà phải chạy 3 - 4 giờ mới tới.

Đêm đó, đoàn được lệnh vào tạm nghỉ tại trường Đại học Bách khoa Sài Gòn. Tất cả các đoàn được phát băng Ban Quân quản Sài Gòn - Gia Định. Đoàn công an tiếp quản Tổng nha Cảnh sát ngụy. Đoàn quân đội tiếp quản Bộ Tham mưu ngụy. Đoàn Dân y tiếp quản các Bệnh viện Chợ Rẫy, Vì Dân (nay là Bệnh viện Bình Dân), Chợ Quán, Từ Dũ...

 Nhớ lại những hình ảnh của ngày 30-4 năm ấy, bác sĩ Trương Trung Nghĩa nói: “Với khẩu hiệu “Quyết tử cho Tổ quốc quyết sinh”, từ lúc có lệnh xuống đường, đến khi vào Sài Gòn, cả đoàn không ai ngủ được. Bởi đã bao nhiêu năm, ai cũng vui mừng, háo hức chờ đợi giây phút này”. Và với bác sĩ Trương Trung Nghĩa, đây còn là một kỷ niệm khó phai, bởi đội của ông đã kịp thời cứu thương cho thương binh trong thời khắc thiêng liêng này. Đúng 8 giờ sáng ngày 1-5-1975, ông cùng 2 bác sĩ khác đi tiếp quản bệnh viện cảnh sát ngụy do một bác sĩ tên là Mân làm giám đốc. Ngày đó, ngoài bàn giao con người, thuốc men, tài sản, còn có rất nhiều súng ống. Trước sự ngạc nhiên của ông, bác sĩ Mân nói: “Tổng nha Cảnh sát chỉ đạo đội ngũ y, bác sĩ ở đây phải chống lại tiểu đoàn quân giải phóng. Rất vui là đã không phải dùng đến số súng ống này…”.

THU THẢO

 

Tác Giả:Nhà cái uy tín
------------------------------------
Kèo Nhà Cái
Hình Ảnh
Tin HOT Nhà Cái