Thúc đẩy chuyển đổi số,ảovệngườitiêudùngtrongchuyểnđổisốthanhtoánkhôngdùngtiềnmặkết quả bóng đá ngoại hang anh thanh toán không tiền mặt tại các trường học, bệnh viện
Bộ TT&TT vừa có văn bản đề nghị UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương đẩy mạnh chuyển đổi số, thanh toán không dùng tiền mặt trong các trường học, cơ sở giáo dục và các bệnh viện, cơ sở y tế. Việc này, theo Bộ TT&TT, nhằm thực hiện Nghị quyết 01 ngày 8/1/2022 của Chính phủ về nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu thực hiện kế hoạch kinh tế xã hội và dự toán ngân sách nhà nước năm 2022, đồng thời đẩy mạnh triển khai Chương trình Chuyển đổi số quốc gia và Đề án phát triển thanh toán không dùng tiền mặt tại Việt Nam.
Cụ thể, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương được đề nghị chỉ đạo Sở TT&TT chủ trì, phối hợp với Sở Y tế, Sở GD&ĐT, Chi nhánh Ngân hàng Nhà nước Việt Nam tại địa phương xây dựng, trình Ủy ban phê duyệt và triển khai Kế hoạch hỗ trợ, thúc đẩy chuyển đổi số, thanh toán không dùng tiền mặt trong các trường học, cơ sở giáo dục và bệnh viện, cơ sở y tế trên địa bàn.
Bộ TT&TT đề nghị UBND tỉnh, thành phố chỉ đạo Sở TT&TT chủ trì xây dựng Kế hoạch hỗ trợ, thúc đẩy chuyển đổi số, thanh toán không dùng tiền mặt trong các cơ sở giáo dục, cơ sở y tế. (Ảnh minh họa) |
Theo đề xuất của Bộ TT&TT, Kế hoạch hỗ trợ, thúc đẩy chuyển đổi số, thanh toán không dùng tiền mặt trong các trường học, cơ sở giáo dục và bệnh viện, cơ sở y tế cần có các nội dung cơ bản như: Mục tiêu; Phạm vi, đối tượng tham gia; Các nội dung, nhiệm vụ chính.
Trong đó, mục tiêu của Kế hoạch là thúc đẩy các trường học, cơ sở giáo dục và đào tạo tiên phong áp dụng công nghệ số, nền tảng số, triển khai chuyển đổi số, thanh toán số, tạo môi trường hình thành thế hệ công dân số và doanh nhân số. Thúc đẩy các bệnh viện, cơ sở y tế sử dụng nền tảng số, thực hiện chuyển đổi số, thanh toán số, tạo môi trường y tế số văn minh, thuận lợi, an toàn, bảo vệ tốt nhất sức khỏe của người dân.
Trong năm 2022, các chỉ tiêu tỉnh, thành phố cần đạt gồm: 50% trường học, cơ sở giáo dục và 50% bệnh viện, cơ sở y tế trên địa bàn sử dụng nền tảng số để chuyển đổi số; 50% trường học, cơ sở giáo dục và 50% bệnh viện, cơ sở y tế trên địa bàn lắp đặt, sử dụng các phương thức thanh toán không dùng tiền mặt để thanh toán học phí, viện phí và các giao dịch khác; Số lượng và giá trị giao dịch thanh toán không dùng tiền mặt trong các trường học, cơ sở giáo dục và trong các bệnh viện, cơ sở y tế đạt 50%.
3 nhóm nội dung, nhiệm vụ chính
Về nhiệm vụ chính của Kế hoạch hỗ trợ, thúc đẩy chuyển đổi số, thanh toán không dùng tiền mặt trong các trường học, cơ sở giáo dục và bệnh viện, cơ sở y tế, Bộ TT&TT đề xuất cần có 3 nhóm nội dung gồm: Hỗ trợ chuyển đổi số, thúc đẩy thanh toán không dùng tiền mặt trong trường học, cơ sở giáo dục; Hỗ trợ chuyển đổi số, thúc đẩy thanh toán không dùng tiền mặt cho các bệnh viện, cơ sở y tế; Đẩy mạnh công tác thông tin, tuyên truyền, đào tạo, bồi dưỡng và bảo vệ người tiêu dùng trong chuyển đổi số, thanh toán không dùng tiền mặt tại trường học, cơ sở giáo dục và bệnh viện, cơ sở y tế.
Đi kèm với mỗi nhóm nội dung là hàng loạt nhiệm vụ cần tập trung triển khai. Đơn cử như cần đánh giá, lựa chọn các nền tảng số xuất sắc phục vụ chuyển đổi số giáo dục (nền tảng số giáo dục) do doanh nghiệp công nghệ Việt Nam phát triển, cung cấp để khuyến cáo, thông tin trên các trang, cổng thông tin điện tử về chuyển đổi số nhằm phổ biến rộng rãi đến các trường học, cơ sở giáo dục và đào tạo.
“Các địa phương có thể tham khảo một số giải pháp, nền tảng số giáo dục đã được Bộ TT&TT đánh giá, đăng tải trên cổng thông tin điện tử của Bộ”, Bộ TT&TT lưu ý.
Cùng với đó, hỗ trợ các trường học và cơ sở giáo dục thuê, mua sử dụng những giải pháp, nền tảng số giáo dục và hạ tầng, lưu trữ, đường truyền, kết nối mạng và cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ dạy và học trực tuyến, triển khai chuyển đổi số hoạt động giáo dục, đào tạo; áp dụng nền tảng dạy, học trực tuyến, kết nối, phục vụ trực tuyến toàn trình cho công tác giảng dạy - học tập - thi cử cho học sinh, sinh viên, giáo viên, từ đó, hình thành hệ sinh thái phát triển giáo dục số, bảo đảm chất lượng cho việc thi cử trực tuyến...
Đối với việc bảo vệ người tiêu dùng, theo đề nghị của Bộ TT&TT, Kế hoạch của địa phương cần có nội dung yêu cầu các cơ quan, đơn vị triển khai thực hiện tốt các giải pháp bảo đảm an ninh, an toàn, bảo mật trong hoạt động chuyển đổi số, thanh toán điện tử và cơ chế giải quyết tranh chấp có thể phát sinh trong các hoạt động sử dụng công nghệ số, nền tảng số, thanh toán không dùng tiền mặt. Việc này nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của phụ huynh, học sinh, các trường học, cơ sở giáo dục đào tạo; cũng như của bệnh nhân, người sử dụng dịch vụ y tế, các bệnh viện, cơ sở y tế.
Bên cạnh đó, đẩy mạnh truyền thông, phổ biến kiến thức về các hành vi lừa đảo, biện pháp nhận biết rủi ro, cách phòng tránh và các giải pháp đảm bảo an ninh, an toàn, bảo mật trong sử dụng công nghệ số, nền tảng số, thanh toán không dùng tiền mặt tại các trường học, cơ sở giáo dục và các bệnh viện, cơ sở y tế; phối hợp giải đáp thắc mắc, xử lý khiếu nại nhằm đảm bảo quyền, lợi ích hợp pháp của người tiêu dùng.
Vân Anh
ictnews Các Bộ GD&ĐT, Y tế, LĐTB&XH và UBND các tỉnh, thành phố vừa được chỉ đạo khẩn trương hướng dẫn, yêu cầu trường học, bệnh viện trên địa bàn đô thị phối hợp với tổ chức tín dụng, trung gian thanh toán để thu học phí, viện phí bằng phương thức thanh toán không dùng tiền mặt.