-GS Nguyễn Khắc Phi đề xuất,Đềxuấtđưacửnhânsưphạmthấtnghiệpvàođổimớigiáodụbang xep hang giai bo dao nha nên chọn những cử nhân sư phạm chưa có việc làm và những người có kinh nghiệm bồi dưỡng cái mới để phát triển đội ngũ giáo viên cho sự kiện "đổi mới chương trình và sách giáo khoa" sắp tới.
Theo giải thích của vị giáo sư đã từng có kinh nghiệm chủ biên sách giáo khoa (môn Ngữ văn), những người trẻ, sử dụng thành thạo vi tính sẽ dễ tiếp thu cái mới, không bảo thủ như nhiều giáo viên.
Giáo viên bảo thủ
"Bảo thủ từ phía giáo viên" là một cản trở lớn cho việc thực thi công cuộc "đổi mới căn bản, toàn diện nền giáo dục nước nhà".
Đây là ý kiến được nêu ra tại hội thảo quốc tế“Đổi mới và hiện đại hóa chương trình và sách giáo khoa theo định hướng phát triển bền vững”diễn ra trong 2 ngày 30-31/10 tại Hà Nội.
GS.TS Mike Horsley. (Ảnh: Văn Chung). |
Một khách mời quốc tế, GS.TS Mike Horsley (Chủ tịch Hiệp hội nghiên cứu quốc tế về SGK và phương tiện giáo dục) cho rằng:
“Về bản chất, việc giảng dạy chứa đựng yếu tố bảo thủ. Trong thực tế phương pháp giảng dạy tương đối khó thay đổi. Việc thay đổi phương pháp giảng dạy cũng như sử dụng SGK thường đòi hỏi sự trợ giúp về mặt chuyên môn và các nguồn lực mới, sự hỗ trợ và đầu tư.
Xét cho cùng thì giáo viên chính là sản phẩm của hệ thống giáo dục mà họ đang dạy, kể cả về mặt giáo trình và SGK cũng như tài liệu dạy trên lớp”.
GS Mike Horsley góp ý rằng, nên có nhiều đối thoại giữa giáo viên và các tác giả viết SGK để họ hiểu được cái mới.
PGS Đỗ Ngọc Thống, Trường trực Ban soạn thảo Đề án Đổi mới chương trình, SGK phổ thông sau 2015 và GS Nguyễn Minh Thuyết, Chủ tịch Hội đồng bộ môn Ngữ văn của Bộ GD-ĐT tại hội thảo sáng 30/10. (Ảnh: Văn Chung). |
Đến từ Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam, ông Nguyễn Huy Đoàn (nguyênChủ biên bộ sách Đại số nâng cao từ lớp 10 đến lớp 12) bổ sung thêm:
“Ýkiến cho rằng các giáo viên vẫn còn bảo thủ trong phương pháp dạy hoàntoàn chính xác. Và thực tế, tính bảo thủ của giáo viên còn rất nặng nề".
Ông Đoàn nói, không ít giáo viên còn mang giáo án cũ ra để dạy.
"Chínhvì tính bảo thủ nên nhiều giáo viên cứ mang nhưng nội dung quá khó,chẳng hạn ở môn Toán, để ra bài tập cho học sinh, mặc dù chương trìnhSGK chỉ thiết kế những nội dung phù hợp, nhẹ nhàng".
Đổi mới ở trường sư phạm
Từng có nhiều năm giảng dạy tại các trường đại học sư phạm, GS Nguyễn Khắc Phi nhận xét: “Các trường sư phạm đang đi chậm trong khâu đổi mới để bắt kịp CT, SGK".
Ông nêu ví dụ về từ chuyện "dạy tích hợp". Dự kiến 2016, sẽ có sách giáo khoa mới thí điểm. Bậc THCS sẽ không còn các môn Lí, Hóa, Sinh dạng độc lập nữa mà chỉ còn môn Khoa học.
"Dạy học phải theo chủ đề, kết hợp kiến thức liên môn. Thế nhưng, vẫn đào tạo sư phạm như hiện nay thì giáo viên làm sao hòa nhập được?".
GS Phi so sánh: Ở nước Bỉ, việc đào tạo giáo viên luôn đi trước chương trình, SGK ít nhất 5 năm. Còn ở nước ta, trong những lần đổi mới trước, giáo viên luôn chạy theo chương trình, SGK.
GS.NGƯT Nguyễn Khắc Phi. (Ảnh: Văn Chung). |
Một "lão làng" trong việc làm sách giáo khoa khác - GS Nguyễn Minh Thuyết - cũng bày tỏ:
"Ở những lần đổi mới trước, các trường sư phạm gần như đứng ngoài cuộc, dù phần đông đội ngũ làm CT và viết SGK là các thầy cô trong trường. Tôi hy vọng là Bộ GD-ĐT sẽ chỉ đạo đổi mới mạnh mẽ chương trình, phương thức đào tạo, bồi dưỡng GV".
Trước đó, trao đổi với báo chí, Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Nguyễn Vinh Hiển khẳng định: “Đổi mới quản lí, phát triển đội ngũ nhà giáo là then chốt của đổi mới nên sẽ là công việc nặng nề, lâu dài, bền bỉ, có nhiều giải pháp căn cơ.
Các trường sư phạm ngay từ bây giờ cũng phải đổi mới. Nhưng khi ban hành chương trình giáo dục phổ thông thì phải tiếp tục phù hợp hơn, những đổi mới chung như hiện nay cần phải đổi mới gì là đổi mới ngay, khi có chương trình phổ thông ra các trường sư phạm chỉ việc lắp vào cho cụ thể hơn”.
TIN BÀI LIÊN QUAN: Đổi mới giáo dục: Không thể lấy ý kiến 'kín' Tác Giả:La liga ------------------------------------
|