Các chuyến tàu đã trở thành một phần trong cuộc sống hàng ngày ở Nhật Bản với số người sử dụng vô cùng lớn. Điều này đặt ra câu hỏi với giới chức Nhật Bản trong việc ngăn chặn các vụ tấn công.
TheìsaotộiphạmthườngnhắmtớicácđoàntàuởNhậtBảkết quả ngoại hạng trung quốc hôm nayo tờ Japan Times, gần đây nhất, hôm 23/7, một người đàn ông (37 tuổi) đã dùng dao tấn công và khiến 3 người bị thương trên một chuyến tàu ở Osaka.
Trong quá khứ, người dân Nhật Bản từng bàng hoàng trước nhiều vụ tấn công bất ngờ trên tàu như vụ kẻ tấn công bắt chước nhân vật "Joker" trên tuyến Keio ở Tokyo khiến 17 người bị thương vào tháng 10/2021, hay vụ tấn công bằng dao vào năm 2018 trên chuyến tàu cao tốc Shinkansen khiến 3 người thương vong; và vụ tự thiêu trên tàu cao tốc vào năm 2015 của một ông lão 71 tuổi.
Rúng động nhất phải kể tới là vụ tấn công bằng khí độc sarin trên tàu điện ngầm ở thủ đô Tokyo do giáo phái Aum Shinrikyo thực hiện vào năm 1995. Hậu quả, 14 người thiệt mạng và hơn 6.000 người trúng độc hoặc bị thương.
Nhà báo chuyên viết bài về đường sắt Tetsuya Edakubo giải thích, các đoàn tàu thường là mục tiêu tấn công vì chúng là nơi quen thuộc nhất, và có đông người nhất. “Thật không may, rất khó để có thể ngăn chặn được những tội ác này, vì các đoàn tàu là nơi rất công cộng”, ông Edakubo nói.
Cũng theo ông Edakubo, không thể tiến hành các biện pháp như kiểm tra hành lý giống ở sân bay, dù thực tế có rất nhiều người sử dụng tàu hỏa để di chuyển hàng ngày ở Nhật Bản. “Tôi từng nghe việc Trung Quốc thực hiện các biện pháp kiểm soát an ninh vô cùng nghiêm ngặt như kiểm tra hành lý mang lên tàu, nhưng điều đó là không khả thi ở Nhật Bản”, ông Edakubo nói thêm.
Những năm gần đây, Bộ Giao thông Vận tải và các công ty đường sắt tại Nhật Bản đã đưa ra nhiều biện pháp nhằm giảm thiểu thiệt hại khi xảy ra tấn công bất ngờ.
Trong vụ "Joker", các cửa trên tàu vẫn đóng dù hành khách đã nhấn nút khẩn cấp ở bên trong. Theo ông Edakubo, vì quá tuyệt vọng, nhiều người đã phải trèo qua cửa sổ. Ông cho rằng, đây là hậu quả của việc nhân viên nhà ga không đánh giá được tình hình trong tàu. Ngoài ra, không có hành khách nào giải thích tình hình qua hệ thống liên lạc nội bộ, bởi họ còn đang lo tìm cách thoát thân.
Tháng 12/2021, tức 2 tháng sau vụ tấn công trên, Bộ Giao thông vận tải Nhật Bản đã thiết lập biện pháp phòng ngừa mới. Theo đó, nếu nhiều nút khẩn cấp bên trong tàu cùng được nhấn, các cánh cửa phải được mở ngay lập tức sau khi tàu dừng, ngay cả khi nó chưa vào đúng vị trí cổng chờ trên nhà ga.
Theo Bộ Giao thông Vận tải Nhật Bản, biện pháp trên đã chứng minh được hiệu quả trong vụ tấn công hôm 23/7. Các cánh cửa trên tàu đã mở ra ngay khi tàu dừng lại để hành khách chạy thoát.
Ngoài ra, Bộ Giao thông vận tải Nhật Bản cũng yêu cầu bắt buộc lắp đặt camera an ninh trong các khoang tàu. “Dù việc lắp đặt camera an ninh trên mọi chuyến tàu khắp cả nước là không thực tế, nhưng ít nhất là bắt buộc đối với các công ty khai thác những tuyến có nhiều hành khách”, ông Takayuki Masuda, một quan chức Bộ Giao thông Vận tải Nhật Bản chia sẻ.
Đối với Công ty Đường sắt Đông Nhật Bản, tất cả các chuyến tàu chạy trong trung tâm thành phố Tokyo đều có camera an ninh kể từ năm 2019, và tất cả các tàu cao tốc của đơn vị này cũng có hệ thống giám sát an ninh kể từ năm 2021.
Tokyo Metro ban đầu dự định trang bị camera an ninh cho tất cả các chuyến tàu vào năm 2030. Tuy nhiên, công ty quyết định đẩy nhanh tiến độ hoàn thành dự án vào năm 2024, sau khi chứng kiến những cuộc tấn công gần đây.
Theo ông Edakubo, càng nhiều chuyến tàu lắp camera an ninh ghi hình theo thời gian thực sẽ giúp tăng cường việc giám sát trực tiếp từ bên ngoài. “Nếu các phòng điều khiển tại nhà ga có thể xem được cảnh quay thời gian thực bên trong tàu, họ có thể hiểu rõ hơn về tình hình và phản ứng kịp thời, chứ không chỉ là xem lại sau khi sự việc đã xảy ra”.