Người ta khen tôi giỏi giang,àucónhưngtôikhốnkhổvìconcáitranhnhautàisảolympic tashkent thành đạt khi một thân một mình vẫn nuôi con thành tài.
Không những vậy tôi vẫn sở hữu được một khối tài sản không quá lớn nhưng cũng đáng nể ở vùng thôn quê. Nhưng tôi cho rằng, mình đã thất bại, trong đó, thất bại lớn nhất là tôi không dạy được con.
Tôi năm nay 65 tuổi. Chồng tôi mất cách đây 30 năm do bệnh hiểm nghèo. Anh mất và để lại cho tôi 3 con (2 trai, 1 gái). Khi đó, kinh tế khó khăn. Tôi phải làm ngày làm đêm để nuôi 3 con ăn học. Từ bỏ nghề làm ruộng, gửi các con cho mẹ đẻ trông, tôi quyết tâm đi buôn.
Thời kỳ đó không sao kể hết nỗi cơ cực của tôi. Nhưng may mắn, tôi chịu thương chịu khó lại nhanh nhạy nên việc làm ăn khá suôn sẻ.
Tôi nuôi được các con ăn học, trả được hết số nợ trước đây vay để chữa bệnh cho chồng tôi. Không chỉ vậy, nhiều năm sau tôi còn vươn lên trở thành một trong những người giàu có ở vùng.
Cách đây 5 năm, cảm thấy sức khỏe yếu đi và kinh tế tương đối ổn định, tôi nghỉ việc kinh doanh và giao lại cho 2 con trai tiếp quản. Nhưng mọi rắc rối bắt đầu từ đây…
Con gái đầu của tôi lấy chồng xa. Thương con nên khi con làm đám cưới, tôi chia cho con một mảnh đất trị giá không dưới 1 tỷ. Hai người con trai, ngoài việc cho tiếp quản công ty, mỗi con cũng được một mảnh đất tương tự.
Ngày trước, các con còn độc thân, đều không quá quan tâm đến tài sản. Tuy nhiên khi các con lấy vợ, có gia đình, mọi chuyện trở nên rắc rối hơn.
Không ít lần tôi nghe con dâu thứ nói bóng gió rằng, mảnh đất nhà anh chồng (con trai cả của tôi) dù tương đương về giá trị nhưng hướng lại đẹp hơn mảnh đất tôi cho nhà con trai thứ.
Không chỉ tị nạnh nhau về tài sản mẹ cho, các con còn tìm cách xin tiền mẹ mỗi lần có cơ hội.
Mỗi lần xin tiền mẹ, các con đều có lý do khi thì cho cháu Tít 10 triệu đồng để học khóa tiếng Anh, khi thì cho cháu Mun 15 triệu đồng tiền nộp học môn piano trên thành phố; khi thì tiền sửa nhà; tiền mở shop thời trang cho con dâu…
Các cháu rất thích dựa vào tài sản của mẹ. Tuổi già tôi tâm niệm không còn muốn giữ lại quá nhiều của cải bởi chết đâu có mang đi theo được, trước sau gì tôi cũng để lại hết cho các con.
Thêm vào đó, tôi rất thương các cháu và không muốn mất hòa khí trong nhà vì vậy khi các con kêu khó khăn, thiếu thốn tôi đều giúp đỡ hết lòng. Nhưng các con không hiểu chuyện, nhà con trai đầu xin được bà khoản này, nhà con trai thứ lại tị nạnh và ngược lại.
Gần đây, một chuyện rắc rối lại xảy ra khi các con phát hiện ngoài 3 miếng đất đã chia cho con, tôi còn một mảnh nhỏ hơn nữa. Trị giá mảnh này chỉ khoảng 800 triệu nhưng các con cũng không buông tha.
Miếng đất này tôi dự tính giữ lại để phòng tuổi già. Nhưng hai nhà con trai cho rằng, tôi giấu giếm để cho cô con gái út, mặc dù con gái tôi rất thương mẹ và hầu như không ngó ngàng, tranh chấp tài sản như các anh.
Từ ngày biết chuyện, con trai cả tuyên bố, con trai cả phải lo chuyện hương hỏa, thờ tự cho bố mẹ nên nghiễm nhiên miếng này tôi phải để cho con.
Con trai thứ nhất quyết không chịu khi cho rằng, anh cả đã được phân mảnh đất đẹp hơn nên mảnh này đương nhiên phải cho con để “bù đắp”.
Không chỉ vậy, vào các dịp họp gia đình như lễ, Tết, sinh nhật… các con đều mang chuyện miếng đất ra để nói và tạo áp lực để tôi phải giải quyết.
Hôm vừa rồi, sinh nhật cháu gái út, có mặt cả thông gia vậy mà 2 con trai của tôi lại đem chuyện phân chia tài sản ra để tranh cãi. Có chút hơi men trong người, các con nổi nóng rồi xông vào đánh nhau.
Nhìn cảnh đó tôi đau lòng vô cùng. Tôi biết, ngày nào chưa chia phần đất đó, các con không để cho tôi được yên. Người ta nói cả đời lao động chăm chỉ, cuối đời được hưởng phúc, sao tôi lại bất hạnh đến vậy?
Thu nhập thấp, phải vay ngân hàng nhưng chồng em vẫn muốn mua ô tô để đi lại khỏi mưa nắng.