Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải điều hành phiên họp. (Ảnh: Doãn Tấn/TTXVN)
Tiếp tục Kỳ họp bất thường lần thứ nhất,ửađổibổsungluậtđểtháogỡvướngmắcvềcơchếchínhsátỷ lệ tỷ số Quốc hội khóa XV, sáng 10/1, Quốc hội thảo luận trực tuyến về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đầu tư công, Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư, Luật Đầu tư, Luật Đấu thầu, Luật Điện lực, Luật Doanh nghiệp, Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt và Luật Thi hành án dân sự.
Tại Thừa Thiên-Huế, các đại biểu Quốc hội cơ bản tán thành với hồ sơ dự án Luật sửa đổi, bổ sung của 8 luật đã được Ban soạn thảo gửi đến.
Phó Trưởng đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Thừa Thiên-Huế Nguyễn Thị Sửu nhấn mạnh, Dự thảo sửa đổi, bổ sung 8 luật lần này có ý nghĩa hết sức đặc biệt nhằm kịp thời tháo gỡ khó khăn, vướng mắc về cơ chế, chính sách và quy trình, thủ tục để thúc đẩy đầu tư, hỗ trợ sản xuất, kinh doanh, đẩy mạnh phân cấp, phân quyền hợp lý; cụ thể hóa chủ trương đã được đề ra tại các Văn kiện của Đảng và Nghị quyết của Quốc hội; qua đó tạo nền tảng pháp lý vững chắc cho chiến lược phát triển kinh tế-xã hội dài hạn.
Về sửa đổi Luật Đầu tư, để tạo điều kiện thống nhất đồng bộ trong việc phân cấp, phân quyền cho ủy ban nhân dân cấp tỉnh trong dự án đầu tư, đại biểu Nguyễn Thị Sửu kiến nghị Quốc hội bổ sung xem xét bãi bỏ điểm h khoản 1 Điều 31; đồng thời, nếu đã có điểm đ thì thêm sửa đổi và bổ sung điểm đ của khoản 1 Điều 32 nội dung: “phân cấp thẩm quyền chấp thuận chủ trương đầu tư dự án xây dựng khu công nghiệp, khu chế xuất cho ủy ban nhân dân cấp tỉnh.”
Liên quan đến dự án đầu tư thuộc phạm vi bảo vệ của di tích quốc gia, di tích quốc gia đặc biệt (thuộc khoản 2 Điều 3 của Dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung điểm b khoản 1 Điều 32 của Luật Đầu tư), đại biểu ủng hộ việc phân cấp thẩm quyền chấp thuận chủ trương đầu tư của các dự án không phân biệt quy mô diện tích đất, dân số thuộc phạm vi khu vực bảo vệ II của di tích quốc gia, di tích quốc gia đặc biệt cho ủy ban nhân dân cấp tỉnh mà hiện đang thuộc thẩm quyền của Thủ tướng Chính phủ theo như Tờ trình của Chính phủ để tránh “kéo dài thời gian thực hiện, tạo thêm gánh nặng về thủ tục đối với nhà đầu tư.”
Nếu không sửa đổi, bổ sung thẩm quyền ấy trong Luật Di sản văn hóa thì không khả thi. Mặt khác, để thấy rõ những dự án tại khu vực bảo vệ II của các di tích đang gặp vướng mắc, cần thiết phải tháo gỡ bằng việc sửa đổi, bổ sung, kiến nghị Chính phủ làm rõ các góc độ sau: các khâu thủ tục chiếm nhiều thời gian; quy mô các dự án (về diện tích đất và dân số) bất hợp lý về quy trình thủ tục; phương án xử lý cần thiết ở mức độ văn bản luật hay văn bản dưới luật.
Đại biểu Nguyễn Thị Sửu cho rằng, qua Báo cáo thẩm tra của các Ủy ban cho thấy, thời gian vừa qua, các dự án thuộc khu vực đầu tư này tuy không nhiều nhưng tình trạng xâm phạm các di sản, di tích tương đối phổ biến và khó có khả năng khôi phục lại hiện trạng.
Thực tế, một số dự án đầu tư phá vỡ cảnh quan ở vịnh Hạ Long (Quảng Ninh), là bài học cần rút kinh nghiệm. Hơn nữa số lượng dự án đầu tư ở khu vực này không nhiều, đây không phải là vấn đề nóng, bức xúc, cấp bách trong đầu tư hiện nay.
Cũng theo đại biểu Nguyễn Thị Sửu, có 3/8 danh mục trực tiếp nằm trong nhóm các nhiệm vụ lập pháp cần thực hiện, hoàn thành việc nghiên cứu, rà soát và xây dựng mới trước ngày 30/6 hoặc trước 31/12/2022 là Luật Đấu thầu, Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt, Luật Điện lực.
Có 4 danh mục liên quan gồm Luật Nhà ở, Luật Di sản Văn hóa, Luật Đất đai. Tuy nhiên, thời gian từ nay đến Kỳ họp thứ 3, thứ 4 của Quốc hội khóa XV không còn xa vì vậy đối với một số nội dung còn có ý kiến nhiều chiều như ở khoản 4 Điều 3 của Dự thảo luật (sửa đổi bổ sung điểm c khoản 1 Điều 75 cũng chính là sửa đổi bổ sung khoản 1 Điều 23 của Luật Nhà ở), đại biểu kiến nghị Quốc hội cho lùi lại để được nghiên cứu thấu đáo, sửa đổi, bổ sung đồng bộ luật liên quan, tạo sự đồng thuận cao hơn./.
Theo TTXVN