Tới thăm bé Thanh Thiên vào một ngày nắng nóng đầu tháng 5,étraituổiđóikhátthẫnthờtrongcănnhàhẻmsặcmùilôngchólochj c1 bước vào căn nhà ọp ẹp sực mùi lông chó, không gian như đặc quánh lại đến khó thở. Gọi là căn nhà cho “sang”, thực chất, nó càng giống như một con hẻm nhỏ, được gia đình dựng vách, đóng trần để ở tạm.
Đây là mảnh đất cha mẹ chồng chị Vân được thừa hưởng lại, vẫn chung sổ đỏ với họ hàng. Nơi rộng nhất trong nhà chỉ khoảng 3 mét. Là khoảng không gian nhỏ ban ngày để sinh hoạt, ăn uống, tối đến, gia đình chị Vân trải tấm đệm đã cũ sờn để ngủ. Phía trên khoảng không gian này, cha mẹ chồng chị đã dựng thêm một căn gác, hiện tại là “phòng ngủ” của em trai chồng chị.
Gần 3 tuổi, nhưng Thanh Thiên vẫn nằm trơ trơ vì căn bệnh não phẳng. |
Cả nhà chỉ có một chiếc giường đơn 2 tầng, tầng dưới để ngủ, tầng trên để đồ đạc, vật dụng. Đối diện với giường là kệ kê bếp ga. Trên giường, một mình bé Thanh Thiên đang nằm quơ quơ đôi tay, đôi chân. Đã 3 năm, kể từ lúc được sinh ra, con cứ nằm trơ trơ, im lặng như vậy. Thậm chí, lúc con đói cũng chẳng ai hay, chỉ có hơi mẹ lại gần, con mới táp táp miệng ra vẻ đòi ăn.
Thanh Thiên được sinh ra khi chỉ mới 36 tuần 2 ngày. Khi con còn là bào thai 32 tuần tuổi, bác sĩ tư vấn mẹ con không nên giữ đứa trẻ, bởi có khả năng mắc hội chứng down. Thế nhưng tình yêu thương ba mẹ dành cho con đã vượt qua sự sợ hãi, lo lắng. Họ vẫn quyết định sinh con ra.
“Lúc mới sinh, đầu của con chỉ bằng trái cam. Chúng tôi có phần lo sợ. Nhưng khi con cất tiếng khóc chào đời, tự nhiên như nhiều đứa trẻ bình thường khác, hạnh phúc trong tôi như vỡ òa. Tôi cảm thấy may mắn vì đã giữ con lại”, chị Vân chia sẻ.
Chiếc giường đơn 2 tầng, tầng trên để đồ, tầng dưới là nơi bé Thiên Thanh ngủ cùng bà nội mỗi tối. |
Thế nhưng, nếu đứa con đầu lòng của vợ chồng chị cứ “phà phà” lớn, Thanh Thiên khó nuôi hơn rất nhiều. Từ nhỏ, con đã mang nhiều bệnh tật. Khi vừa sinh ra, con phải cấp cứu vì hở lỗ bầu dục. Khi được 4 tháng tuổi, thấy con không lật, không bò, cũng không có phản ứng với lời kêu gọi, gia đình đưa con đi phám, phát hiện bị bệnh não phẳng, không thể chữa trị.
Lên 8 tháng tuổi, phát hiện thêm con bị bệnh động kinh, có những ngày, con bị mười mấy cơn co giật. Điều trị hơn một năm ròng bệnh động kinh mới tạm ổn định. Cũng do sức đề kháng yếu, cứ hễ đến mùa mưa, trời trở lạnh, Thanh Thiên lại bị viêm phổi, năm nào con cũng phải nằm viện điều trị.
Chị Vân cho biết, sau nhiều đợt đi viện điều trị, bệnh của con đã tạm ổn định, nhưng vẫn phải uống thuốc chữa động kinh đều đặn. Còn căn bệnh não phẳng thì không bệnh viện nào nhận chữa trị được. Về sau, được người quen chỉ dẫn, gia đình chị cho Thanh Thiên đi học, các buổi học trị liệu ngôn ngữ, tập vật lý trị liệu giúp con phản ứng tốt hơn. Con đã có thể bập bõm gọi: “ba”, “mẹ”, “anh”.
Sau những ngày trị liệu ngôn ngữ và tập vật lý trị liệu, bé Thiên Thanh đã biết gọi “mẹ”. |
“Với nhiều gia đình khác, điều đó thật đơn giản, nhưng với chúng tôi, nó mang lại hi vọng giúp con tiếp cận với cuộc sống thường ngày. Gần 3 năm mới nghe tiếng con bập bõm gọi “mẹ”, tôi đã bật khóc”, người mẹ trẻ nghẹn ngào.
Thế nhưng, đã 3 năm nay, chỉ một mình chồng chị đi làm kiếm tiền nuôi mấy mẹ con. Công việc lái xe cấp cứu cho bệnh viện tư nhân không ổn định, thu nhập tháng nào cao thì được 7 triệu, tháng nào thấp thì chỉ được 3 triệu đồng. Vừa phải lo tiền ăn uống sinh hoạt, chi phí thuốc thang, lúc lúc lại thăm khám tại bệnh viện nên chẳng có đồng dư dả.
Tấm đệm cũ kỹ dùng để trải xuống nền nhà, nơi khoảng trống duy nhất để vợ chồng chị Vân và con trai lớn nằm ngủ. |
Bước vào căn nhà tưởng chừng như con hẻm nhỏ nơi phố thị. |
Bà Lại Thị Thoa, Tổ phó Tổ dân phố 6, cũng là hàng xóm của gia đình chị chia sẻ: “Hoàn cảnh của vợ chồng Thúy Vân vô cùng khó khăn. Nhà cửa chật hẹp. Con trai út lại mắc bệnh hiểm nghèo đã 3 năm nay. Chúng tôi tuy có hỗ trợ nhưng cũng chẳng thấm là bao. Mong các mạnh thường quân giúp đỡ để con có cơ hội thêm cơ hội chữa bệnh”.
Khánh Hòa
Mọi sự giúp đỡ xin gửi về: |
Trong chuỗi ngày vật vã chống chọi với những cơn đau không thể dứt, Quỳnh Anh vẫn hy vọng vào một phép màu đến với mình để có ngày được trở về nhà đi học.