Cụ thể,ườngTHPTBùiThịXuânlêntiếngvềviệcchấmđiểmtheolượđội hình getafe gặp villarreal Trường THPT Bùi Thị Xuân (quận 1, TP.HCM) có kế hoạch hoạt động trải nghiệm là cho học sinh khối 10 đi xem vở kịch "Yêu là thoát tội" ở Nhà hát Trần Hữu Trang. Chi phí tham gia là 65.000 đồng/học sinh.
Yêu cầu của trường là sau khi xem kịch xong, các em sẽ tổ chức từng nhóm từ 8-10 người để làm bài thu hoạch. Bài thu hoạch sẽ được chấm theo thang điểm 10 điểm, với các điểm thành phần như sau: Nội dung cảm nhận vở kịch 3 điểm; Thiết kế bài thu hoạch 3 điểm; đăng trên Facebook và Zalo cá nhân được trên 100 like (lượt thích) sẽ được 2 điểm; Share (chia sẻ) trên trang cá nhân đạt trên 50 lượt sẽ được 2 điểm.
Trao đổi với VietNamNet, ông Huỳnh Thanh Phú - Hiệu trưởng Trường THPT Bùi Thị Xuân - cho biết, ông đã nhận được phản hồi từ phụ huynh về kế hoạch này. Theo đó, phụ huynh không đồng tình việc trường chấm điểm bài thu hoạch dựa vào lượt like, share trên Facebook, Zalo vì những học sinh ít sử dụng mạng xã hội sẽ bị thiệt thòi.
Do đó, phụ huynh cho rằng việc căn cứ vào lượng like và share để cộng điểm vào môn Ngữ văn sẽ không phản ánh đúng kết quả học tập thực tế của học sinh nếu "chẳng may" học sinh học tốt nhưng lại không đủ lượt tương tác theo yêu cầu. Bên cạnh đó, việc này có thể dẫn đến sự cạnh tranh không lành mạnh giữa các nhóm nếu như có nhóm bỏ tiền mua tương tác...
"Trước hết, tôi cảm ơn sự quan tâm của phụ huynh về các hoạt động của nhà trường" - ông Phú bày tỏ. "Đồng thời, tôi mong phụ huynh tin tưởng vào sự giáo dục của nhà trường vì hoạt động này không hề mang màu sắc chính trị hay vụ lợi. Chúng tôi chỉ có mục đích để học sinh phát triển phẩm chất và kỹ năng trong cuộc sống. Đây là hoạt động tự nguyện, học sinh có thể tham gia hoặc không".
Chia sẻ về mục đích tổ chức xem kịch, ông Phú cho biết chính bản thân ông đã xem rất nhiều lần.
"Đây là vở kịch rất hay, đáng để học sinh xem. Không chỉ có vở kịch này, chúng tôi còn mong học sinh được tiếp cận nhiều loại hình nghệ thuật khác như tuồng hay cải lương... Bởi loại hình nào cũng góp phần bồi dưỡng tâm hồn, đem lại chút nhẹ nhàng, lãng mạn của cuộc sống tuổi trẻ. Còn về việc đưa bài cảm nhận lên mạng xã hội, điều này rèn kỹ năng làm việc nhóm cho các em".
Phân tích kỹ hơn, ông Phú cho biết theo kế hoạch, sau khi xem kịch, tổ Ngữ văn sẽ cho các em viết cảm nhận và đưa lên mạng xã hội. Một nhóm làm việc từ 8-10 em. Qua hoạt động này, học sinh sẽ được rèn kỹ năng làm việc nhóm, cộng tác, chia sẻ thông tin, cảm nhận văn học nghệ thuật, xử lý hình ảnh âm thanh, sử dụng công nghệ thông tin.
"Trên hết là tình đoàn kết của tập thể. Những điều này mang tính giáo dục rất cao. Hiện nay, từ trung ương đến địa phương đều yêu cầu quản lý, giám sát định hướng cho tuổi trẻ sử dụng mạng xã hội. Hầu hết các em đều có điện thoại thông minh hay ipad để phục vụ cho việc học trực tuyến và có tài khoản mạng xã hội. Điều này cũng dẫn đến tình huống có học sinh không xác định được đâu là thông tin sai sự thật nên chia sẻ, điều này là nguy hiểm.
Nhà trường sẽ chung tay cùng gia đình giáo dục các em biết cách sử dụng mạng xã hội, để các em không bị phiền lụy vì thiếu hiểu biết. Đồng thời, những sản phẩm làm ra từ những tâm hồn tươi đẹp của các em cần được lan tỏa", ông Phú khẳng định.
Theo ông Phú, like, share là một cách rèn kỹ năng mời gọi, tương tác trong cuộc sống. Các em có thể kêu gọi bạn bè, người thân, hay thậm chí nhờ người thân lan tỏa sản phẩm... Phải tin rằng đó đúng là những sản phẩm hồn nhiên, trong sáng, cần được khuyến khích và lan tỏa.
"Tôi tin rằng học sinh Bùi Thị Xuân là con ngoan, trò giỏi sẽ luôn trung thực với những sản phẩm của mình và sẽ không có chuyện nhóm nào đó bỏ ra vài triệu đồng để mua lượt like, share để được 1, 2 điểm thưởng. Cũng xin được khẳng định điểm thưởng này hoàn toàn không ảnh hưởng đến kết quả học tập chính thức của các em vì trong kế hoạch đánh giá của bộ môn có rất nhiều cột điểm thành phần, và học sinh không thể từ khá thành giỏi hay ngược lại nhờ điểm thưởng", ông Phú nói thêm.
Một mục đích nữa, theo vị hiệu trưởng này, là ngày nay cách mạng công nghiệp 4.0 phát triển, số hóa mọi ngành nghề, phấn đấu công dân số. Những điều này không thể chỉ nói miệng hay trên giấy mà cần được thực hành.
"Đồng thời, Chương trình Giáo dục phổ thông 2018 cũng yêu cầu trải nghiệm. Việc nhà trường tổ chức các hoạt động cho học sinh trải nghiệm là phù hợp, và không chỉ xem kịch hay xem phim, học sinh còn cần nhiều hình thức trải nghiệm khác nữa.
Bên cạnh đó, Đề án chuyển đổi số ngành GD-ĐT thành phố giai đoạn 2022-2025, và định hướng năm 2030 đặt mục tiêu phấn đấu đến năm 2025, tối thiểu trung bình 35% nội dung chương trình giáo dục trung học được triển khai dưới hình thức trực tuyến. Việc dạy học trên hệ thống dạy học LMS bao gồm 3 giai đoạn: trước, trong và sau bài học.
Do đó, nếu học sinh không biết lấy thông tin, chia sẻ thông tin thì học trực tuyến khó hiệu quả. Kế hoạch chia sẻ sản phẩm nói trên cũng nhằm mục đích để rèn kỹ năng học tập trực tuyến cho học sinh nhà trường" - ông Phú khẳng định.