Chú Mã Tài Hinh nằm trên giường bệnh,ợnghèomongcótriệuđồngcứuchồngđộtquỵnguykịty le bong dá không thể nói chuyện, mọi thứ đều phải ra dấu bằng tay hoặc mắt. Mỗi lần cậu con trai 19 tuổi lắc đầu tỏ ý không hiểu, cô Huệ lại “phiên dịch” giùm. Cũng chỉ có cô, người đã sống cùng chú Hinh mấy chục năm nay mới hiểu được chồng mình muốn gì.
“Điều mà ông ấy thường xuyên hỏi thăm nhất là đứa con trai lớn của chúng tôi, năm nay đã 34 tuổi, bị tâm thần. Nó thường bỏ nhà đi lang thang cả ngày, chồng tôi chạy xe ôm, thỉnh thoảng còn ngó ngàng, hoặc nhờ đồng nghiệp để ý hộ, không cho nó đi xa. Giờ phải nằm một chỗ, lúc nào ông ấy cũng lo cho thằng nhỏ”, cô Huệ nghẹn ngào.
Nhìn chồng đau đớn vẫn lo cho đứa con tội nghiệp, cô Huệ không khỏi thương xót. |
Chú Hinh bị đột quỵ nhồi máu não, nhồi máu cơ tim cách đây hơn nửa tháng. Từ những biểu hiện như đau đầu, cao huyết áp, nhiều người khuyên chú đi bệnh viện thăm khám, nhưng hai vợ chồng nghèo cứ đắn đo. Bởi vì không có tiền, mà chú Hinh cũng chẳng có bảo hiểm y tế, họ cố gắng cầm cự, tự ra hiệu thuốc gần nhà để mua thuốc uống.
“Khi thấy huyết áp của ông ấy mãi không giảm, tôi mới đánh liều vay lãi nóng được 2 triệu đồng để đưa đi bệnh viện. Chồng tôi được chuyển từ Bệnh viện Quận 4 sang Bệnh viện Nhân dân 115 ngay trong ngày. Ở đây hơn 10 ngày, từng có thời điểm tim ông ấy ngừng đập rồi, may được bác sĩ cứu kịp thời.
Khi nghe bác sĩ nói với tôi chỉ có 20% hi vọng, mẹ con tôi đều quẫn trí không biết nên làm sao. Bởi chúng tôi nghèo, ở trọ mấy chục năm nay, không có nổi một đồng tích cóp, nếu ông ấy cứ nằm liệt một chỗ, rồi lấy ai chăm sóc và đi làm kiếm tiền. Nhờ các bác sĩ động viên rất nhiều, nhất là khi chuyển sang Bệnh viện này (Bệnh viện Phục hồi chức năng và Điều trị bệnh nghề nghiệp – PV), chúng tôi mới có thêm dũng khí để tiếp tục điều trị cho ông ấy”, cô Huệ tâm sự.
Hiện tại, chú Hinh vẫn đang phải thở oxi, ăn qua đường ống. |
Nghe bác sĩ nói sức khỏe của chú Hinh đang có tiến triển khả quan, cô mới thêm vững tâm hơn chút, nhưng khi biết tiền viện phí sắp tới ít nhất là 15 triệu đồng, cô lại đứng ngồi không yên.
“Xin giúp đỡ để đứa con tâm thần tội nghiệp của chúng tôi có cha”
Vợ chồng cô Huệ có 3 con trai. Người con cả sinh năm 1987, bị tâm thần nhiều năm nay. Người con thứ 2 sinh năm 2001, đã có gia đình và phải sống nhờ bên ngoại. Còn đứa con út “lỡ kế hoạch” sinh năm 2009, hiện đang đi học trong một trường tình thương tại Quận 7.
Không có nhà cửa, đất đai, hai vợ chồng cô chỉ có thể chịu thương chịu khó, vợ đi làm mướn, chồng chạy xe ôm. Thu nhập bấp bênh, lại phải nuôi con bệnh, con nhỏ khiến cho cuộc sống luôn chật vật.
Cô Huệ buồn rầu: “Giá mà chồng tôi không bệnh thì cuộc sống còn tạm đủ. Giờ ổng nằm đó, tôi lại phải nghỉ việc đi chăm. Có thời điểm tôi canh cả ngày đêm ở bệnh viện, đuối sức nên phải gọi thằng thứ 2 đến phụ, mà vợ nó sắp sinh rồi, dự kiến sinh ngay trong tháng này. Mấy ngày tới nếu không có nó, tôi thực chưa biết xoay sở ra sao”.
Những lúc kiệt quệ cả sức lực lẫn tinh thần, cô Huệ "trốn" chồng con, ngồi thẫn thờ ngoài hành lang bệnh viện. |
Ở bệnh viện, vừa bận chăm sóc chồng, vừa phải nghĩ cách kiếm tiền, nhưng trong lòng cô vẫn luôn canh cánh về đứa con tâm thần tội nghiệp. Sáng nào cô cũng cố gắng tranh thủ về chuẩn bị cơm nước, dặn dò. Nhìn con trai nghễnh ngãng như hiểu như không, cô bất lực, chỉ muốn khóc òa một trận, để vơi đi gánh nặng đang đè nén bấy lâu.
Trước đó, để có tiền đóng viện phí cho chồng, cô Huệ đã phải đi xin khắp hàng xóm và người thân quen. Họ cũng chỉ là những người đi làm mướn, ở nhà trọ như gia đình cô, lấy đâu tiền dư dả mà giúp đỡ nữa. Vì vậy, số tiền 15 triệu đồng sắp tới, đến giờ cô vẫn chưa lo được.
“Nếu không có tiền, mẹ con tôi chỉ còn cách đưa ông ấy về nhà nằm chờ chết chứ biết sao bây giờ cô ơi”, tiếng than nhẹ thê lương của cô khiến chúng tôi cảm nhận được nỗi chua chát của phận nghèo.
Khánh Hòa
Mọi sự giúp đỡ xin gửi về: