Trong khi các hãng công nghệ tìm các giữ bí mật về sản phẩm chiến lược trong tương lai thì có những người luôn tìm mọi cách để "moi" thông tin đó ra và đưa đến độc giả.
Ming Chi Kuo hay Evan Blass là người rò rỉ nhiều nhất thông tin về các sản phẩm của Apple?ândungngườitiếtlộbímậtcủkèo nhà Không phải, nguồn tin chính xác nhất thuộc về Steve Hemmerstoffer, biên tập viên của trang Nowhereelse.fr. Steve đã dự đoán chính xác thiết kế của chiếc iPhone SE vào mùa xuân trước khi được giới thiệu, hay kích thước của chiếc iPad Pro phát hành vào năm ngoái.
Ngoài ra, anh cũng đăng tải nhiều hình ảnh của các thiết bị Android cao cấp trước khi chúng được phát hành. Từ camera kép hợp tác cùng Leica trên Huawei P9 hay thông tin về HTC 10.
Chân dung Steve Hemmerstoffer. Ảnh: Business Insider. |
Cây viết Kif Leswing của Business Insider đã có buổi trò chuyện với anh xoay quanh vấn đề tại sao Steve lại có những nguồn tin chính xác đến như vậy cũng như lý do gì mà anh lại đăng tải chúng.
Dưới đây là bài phỏng vấn được lược dịch:
- Anh có thể giới thiệu cho độc giả về bản thân mình không?
Tôi là Steve Hemmerstoffer, biên tập viên và cây viết của Nowhereelse.fr hơn mười năm nay. Trong nhiều năm qua, tôi là người chuyển tiếp các tin đồn, thông tin rò rỉ từ các nguồn tin của mình đến các blog, các trang tin tức, diễn đàn và mạng xã hội. Dựa vào mạng lưới riêng của mình, tôi có thể kiểm chứng độ xác thực của chúng.
Nhờ những thông tin đó, Nowhereelse.fr được giới công nghệ quốc tế biết đến nhiều hơn. Hầu hết các bài viết của tôi đều bằng tiếng Pháp, điều này sẽ làm cản trở việc tiếp nhận thông tin của độc giả sử dụng tiếng Anh. Đó là lý do tại sao, đầu năm 2015 tôi đã lập tài khoản Twitter @OnLeaks sử dụng ngôn ngữ phổ thông và toàn cầu hơn.
- Làm thế nào để anh phân biệt được đâu là nguồn tin chính xác, đâu là thông tin thất thiệt?
Hình ảnh mới nhất về thế hệ iPhone 7 được Steve cung cấp. Ảnh: Nowhereelse.fr. |
Có nhiều kỹ thuật giúp tôi và các đồng nghiệp của mình phân biệt được thông tin thật, giả. Nhưng kỹ thuật vẫn chỉ mang tính máy móc, nó không thể thay thế được kinh nghiệm và linh cảm của những người chuyên đánh hơi thông tin như tôi.
Một ngày tôi dành từ 2 – 3 giờ cho việc tìm kiếm thông tin. Tôi truy cập vào nhiều trang web, diễn đàn, mạng xã hội,… để chắt lọc nội dung phục vụ cho công việc.
Thói quen này đã giúp tôi khá nhạy bén trong việc phân biệt hình ảnh thật giả. Bây giờ, tôi có thể vào Weibo (mạng xã hội phổ biến tại Trung Quốc) và lướt qua là biết được thông tin đó có chính xác hay không.
Thường thì những người phát tán các thông tin giả mạo có quá ít kinh nghiệm để làm chúng “thật” hơn. Họ thường lấy hình ảnh trên Internet sau đó sử dụng các công cụ chỉnh sửa ảnh để phục vụ ý đồ. Tuy nhiên, cách làm này lại rất dễ bị “bắt bài”, bạn chỉ cần thực kiện một phép tìm kiếm đảo ngược từ Google. Khi có được hình gốc, bạn sẽ biết rằng gã kia chỉ là tay mơ.
Kinh nghiệm của cá nhân tôi để phát hiện thông tin bị giả mạo đó là:
Đầu tiên, hãy dựa vào trực giác của mình và đặt câu hỏi, liệu hình ảnh này có thật không?
Tiếp đó, hãy thực hiện phép tìm kiếm đảo ngược bằng hình ảnh trên Google.
Cuối cùng, tìm các nguồn gốc của thông tin, kiểm tra độ tin cậy bằng các nội dung họ đã từng đăng tải?
- Anh từng tweet một dòng: “Tôi phải nói rằng 90% blogger và những nhà báo tự phong chả biết gì về việc rò rỉ thông tin”? Lý do gì khiến anh viết 1 dòng “động chạm” như thế?
Tôi chỉ chia sẻ quan điểm cá nhân mình vì quá mệt mỏi bởi những tin đồn quá vô lý và phi logic từ các đồng nghiệp. Tôi băn khoăn, tại sao chỉ cần động não là ta cũng có thể biết đây chỉ là một trò lừa bịp sơ đẳng, vậy mà ai cũng đưa tin để rồi sau đó lại lên tiếng phản bác?
Hầu hết các cây viết đều đang “chạy đua” với các yêu cầu từ tòa soạn như: lượt xem, tính tương tác, KPI,… Và họ làm đủ trò để đạt được các con số đó. Nhưng cái họ mất đi đó chính là niềm tin của độc giả.
- Hầu hết những thông tin rò rỉ về thế hệ iPhone mới đều đến từ công nhân làm việc trực tiếp tại nhà máy, tôi tò mò rằng tại sao họ lại chọn anh để gửi thông tin bên cạnh việc đăng tải chúng trên Weibo?
Theo tôi đa số những người này đều không suy xét kỹ lượng việc mình làm sẽ để lại hậu quả như thế nào cho nhà máy nơi họ làm việc hay có ảnh hưởng gì đến thương hiệu bị rò rỉ không (phần đa là Apple). Có người còn nghĩ, đăng trên Weibo hoặc gửi cho những người có tiếng trong giới công nghệ như tôi sẽ giúp họ nổi tiếng
Ngoài ra, cũng có những nhóm công nhân gặp vấn đề với tay nghề của mình. Tuy nhiên, họ không hỏi đồng nghiệp hoặc trưởng nhóm mà đăng lên một số diễn đàn khá chuyên biệt ở trạng thái nặc danh. Để minh họa cho vấn đề của mình, họ gửi kèm ảnh mà không lường trước đây sẽ là điểm bùng phát, với nhiều gã “săn mồi” như tôi đang đứng trong bóng tối và chờ đợi.
- Nguồn tin của anh có được trả tiền không?
Đây là câu hỏi nhạy cảm và tôi từ chối trả lời.
- Có bao giờ Apple hay bất cứ hãng công nghệ nào liên hệ hoặc đe dọa anh không?
Khá là hiếm, nhưng đã từng xảy ra với tôi. Thường thì họ sẽ gửi email hoặc thông qua luật sư.
- Tại sao không có thông tin nào về Apple Watch thế hệ mới?
Các nhà cung cấp linh kiện và nhà thầu cho sản phẩm này đều chưa được xác định. Vì thế, thông tin về nó sẽ khó tìm kiếm hơn rất nhiều so với iPhone.
- Có những nguồn tin cung cấp thông tin rò rỉ rất nhiều, sau đó ít dần và biến mất, anh lý giải sao về vấn đề này?
Lý do của sự bất thường này được giải thích rất đơn giản bởi bản chất và tình hình của các nguồn liên quan. Chẳng hạn, một nhân viên bị sa thải hay thôi việc, nhà sản xuất phụ tùng này bị thay bởi nhà sản xuất khác,… Hoặc họ không muốn cung cấp hình ảnh và thông tin cho giới truyền thông nữa.
- Trong giới “leaker” anh theo dõi và quan tâm đến ai?
Trước hết, quan điểm của tôi đó là không cho rằng những hình ảnh được chia sẻ từ những diễn đàn Trung Quốc được coi là “leaker”. Vì bất cứ ai cũng có thể nhập một từ khóa vào Weibo, tìm một bức ảnh, tải về rồi chia sẻ nó và thường họ không trích dẫn nguồn gốc. Tôi chỉ coi Weibo là điểm bùng phát.
Theo tôi định nghĩa, một “leaker” chỉ được đánh giá khi anh ta có nguồn tin riêng của mình. Có thể đó là các nhà thầu cung ứng linh kiện, nhân viên từ các công ty viễn thông, là các công ty chuyên sản xuất phụ kiện (đây là nguồn rò rỉ hầu hết các sơ đồ CAD của sản phẩm). Tôi thấy mình may mắn vì có những nguồn tin khá trung thực và đáng tin cậy xuyên suốt dây chuyền sản xuất của một thiết bị.
Việc xây dựng mạng lưới cho chính mình không phải một sớm một chiều, đó là cả quá trình làm việc nhiều năm.
Tôi và Evan Blass có khá nhiều quan điểm trái chiều nhau, ví dụ anh ta gọi nội dung bị leak là những tài liệu không thể chỗi cái được. Còn tôi coi đó chỉ là một trò chơi (the leaking game). Tuy nhiên, Blass là người tôi khá tôn trọng cũng như có tiếng nói trong giới công nghệ. Chúng tôi có những tranh chấp trong quá khứ nhưng gần đây cả hai đã hiểu nhau hơn.
Tôi nghĩ rằng việc rò rỉ hay tin đồn sẽ có những sai số nhất định, không phải do nguồn tin cố tình cung cấp thông tin sai lệch mà do nhiều vấn đề từ công ty, chuỗi cung ứng,… Không có một “leaker” hoàn hảo.
- Anh nghĩ iPhone 7 sẽ như thế nào?
Vào thời điểm này, iPhone 7 không còn là ẩn số nữa, chúng ta có thể phác họa hình ảnh của sản phẩm. Với tôi thì thế hệ iPhone tiếp theo sẽ có thiết kế tương đồng với iPhone 6S.
Chi tiết hơn đó là sự giống nhau về kích thước, các bộ phận cảm biết hay dải ăng ten. Loại bỏ giắc cắm tai nghe 3,5 mm là điểm để phân biệt giữa hai thế hệ.
Ngoài ra thì một số nguồn tin của tôi cho rằng tại vị trí của giắc cắm 3,5 mm, Apple sẽ thay bằng dải loa stereo thứ hai.
Còn một điều gần như chắc chắn nữa đó chính là sự khẳng định của một số người trong cuộc về sự thay đổi mang tính cách mạng của chiếc iPhone 2017 để kỷ niệm 10 năm ra mắt của iPhone.
Theo Zing