Thương mại điện tử giúp xóa nhòa khoảng cách địa lý
Tỉnh Hà Giang có hơn 700 hợp tác xã (HTX) với 21 nghìn thành viên hoạt động chủ yếu trên lĩnh vực nông nghiệp,ềugiảiphápthúcđẩytiêuthụnôngsảntrênsànthươngmạiđiệntửsoi keo truc tiep dịch vụ.
Trong những năm gần đây, các HTX đã có sự tiến bộ trong công tác quản lý, chuyển đổi nhận thức, tích cực ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác quảng bá và tiêu thụ sản phẩm nông sản.
Địa chất và khí hậu khu vực Hà Giang đã tạo điều kiện cho người dân nơi đây phát triển rất nhiều sản phẩm nông sản đặc trưng như: mật ong bạc hà, dệt thổ cẩm, thịt bò vàng vùng cao, các loại trái cây, chè Shan tuyết cổ thụ…
Tuy nhiên, do các HTX thiếu kinh nghiệm quản lý và đều nằm ở các huyện vùng cao, cách xa các thị trường lớn trong nước nên việc tiêu thụ sản phẩm nông sản theo kênh bán hàng truyền thống gặp nhiều khó khăn.
Nhằm tháo gỡ rào cản cho các HTX trong quảng bá, tiêu thụ sản phẩm nông sản, các cấp chính quyền của tỉnh đã đặc biệt quan tâm đến việc đổi mới phương thức xúc tiến thương mại, quảng bá tiêu thụ sản phẩm nông sản trên các sàn TMĐT.
Điển hình như: Xây dựng và duy trì hoạt động sàn TMĐT tỉnh (dacsanhagiang.net); phối hợp với các đơn vị (Tập đoàn FPT, Bưu điện tỉnh, chi nhánh Bưu chính Viettel Hà Giang…) hỗ trợ các doanh nghiệp mở gian hàng trực tuyến trên các sàn giao dịch thương mại điện tử và tổ chức các lớp tập huấn, hướng dẫn vận hành để quảng bá tiêu thụ sản phẩm nông sản; Phối hợp với Tập đoàn FPT thiết kế gian hàng thực tế ảo 3D và truyền thông, quảng cáo sản phẩm nông sản của tỉnh trên nền tảng số…
Ứng dụng công nghệ số nâng cao giá trị nông sản
Với mục tiêu, nâng tầm giá trị thương hiệu các sản phẩm nông sản đặc hữu chất lượng cao của tỉnh, gắn với đẩy mạnh hỗ trợ tìm kiếm thị trường tiêu thụ, UBND tỉnh đã chỉ đạo các ngành chức năng hỗ trợ các đơn vị sản xuất nâng cao sản lượng, chất lượng sản phẩm, phát triển theo chuỗi giá trị, tạo nguồn cung ứng hàng hóa dồi dào.
Hỗ trợ các đơn vị sản xuất, kinh doanh các sản phẩm OCOP chất lượng cao tham gia các chương trình, sự kiện xúc tiến thương mại trọng điểm trong nước.
Tổ chức các hoạt động kết nối giao thương giữa các doanh nghiệp, hợp tác xã trong tỉnh với các siêu thị, hệ thống bán lẻ, chợ đầu mối và các doanh nghiệp sản xuất, chế biến nông sản tại các tỉnh, thành.
Tập trung thúc đẩy ứng dụng TMĐT, rà soát, hỗ trợ các doanh nghiệp, hợp tác xã có đủ điều kiện xây dựng website để kết nối với sàn giao dịch TMĐT; hướng dẫn đăng ký, mở gian hàng trực tuyến trên sàn giao dịch TMĐT trong nước và quốc tế.
Cùng với đó, tăng cường hướng dẫn, kiểm tra, kiểm soát và thực hiện chứng nhận chất lượng, an toàn thực phẩm; quản lý chất lượng sản phẩm trước khi quảng bá và đưa ra tiêu thụ trên thị trường để giữ vững thương hiệu sản phẩm OCOP Hà Giang.
Tại huyện Xín Mần, cùng với việc quảng bá sản phẩm OCOP theo phương thức truyền thống, huyện cũng đang tập trung áp dụng công nghệ số đưa sản phẩm OCOP lên các sàn giao dịch điện tử và bước đầu đem lại hiệu quả rất cao.
Theo lãnh đạo địa phương này, hiện huyện đã có sàn TMĐT để hỗ trợ cho các chủ thể OCOP trong công tác xúc tiến thương mại, kết nối cung cầu được thuận lợi.
Đồng thời, khuyến khích chủ thể có sản phẩm đạt OCOP chủ động tiếp cận công nghệ thông tin, hoàn thiện các yêu cầu cần thiết như: Tem truy xuất nguồn gốc, phiếu đánh giá chất lượng sản phẩm, hóa đơn và mẫu mã, bao bì sản phẩm để khi đưa vào hệ thống siêu thị thu hút người tiêu dùng.
Cùng với huyện Xín Mần, thời gian qua, huyện Đồng Văn cũng đang tăng cường đưa các sản phẩm nông sản lên sàn TMĐT.
Cụ thể, UBND huyện Đồng Văn đã rà soát, lựa chọn danh mục sản phẩm và doanh nghiệp, HTX có sản phẩm tham gia sàn giao dịch TMĐT; đồng thời phối hợp với Sở Công Thương tỉnh Hà Giang tổ chức lớp tập huấn vận hành gian hàng trực tuyến trên sàn thương mại điện tử cho 7 HTX trên địa bàn nhằm quảng bá, tìm kiếm thị trường cho các sản phẩm nông sản địa phương.
Ngoài ra, xây dựng 1 website chuyên quảng bá, giới thiệu các sản phẩm đặc trưng của huyện đến với đông đảo người tiêu dùng trên môi trường TMĐT.
Nhờ đó, đến nay, nhiều nông sản của huyện như mật ong bạc hà, thịt khô, miến, gạo… đã và đang được tiêu thụ hiệu quả trên các sàn thương mại điện tử, được đông đảo người tiêu dùng trong cả nước biết đến.
Đến nay, nhìn chung các doanh nghiệp, HTX trên địa bàn tỉnh đã cơ bản vận hành tốt gian hàng trực tuyến trên sàn TMĐT, qua đó công tác tiêu thụ sản phẩm bước đầu đạt được những kết quả tích cực.
Ví dụ, tiêu thụ cam vàng toàn tỉnh mỗi mùa trên sàn TMĐT ( Voso, Posmart, Sendo…) đạt trung bình 120 tấn với giá bán dao động từ 15-17 nghìn đồng/kg, tăng 5-7 nghìn đồng so với niên vụ trước.
Từ năm 2022 đến nay, ngành chức năng đã hướng dẫn các cơ sở sản xuất, kinh doanh trên địa bàn tỉnh đưa 1.684 sản phẩm lên các sàn giao dịch TMĐT phổ biến khác như: Postmart, Voso, Sendo, Shopee ... với hơn 2.550 đơn giao hàng thành công đến khách hàng trong và ngoài nước.
Theo báo cáo, đến nay, tổng số hộ sản xuất nông nghiệp đã có tài khoản trên các sàn TMĐT là 117.881 hộ; 100% sản phẩm OCOP của tỉnh đều được đưa lên sàn TMĐT để dễ dàng tiếp cận với người tiêu dùng trong và ngoài nước.
Có thể nói, thông qua hoạt động của các sàn TMĐT, các sản phẩm hàng hóa, nông sản đặc trưng tiêu biểu của tỉnh được quảng bá nhiều hơn, hình ảnh được thiết kế bắt mắt hơn, tiếp cận được nhiều khách hàng trong và ngoài nước, góp phần tiêu thụ sản phẩm tốt hơn, cải thiện đời sống người dân.
Thời gian tới, Hà Giang tiếp tục tập trung nâng cao nhận thức của HTX, THT và người nông dân về vai trò, tầm quan trọng của ứng dụng công nghệ số vào sản xuất, kinh doanh trong lĩnh vực nông nghiệp. Tổ chức các lớp tập huấn nâng cao trình độ công nghệ thông tin, chuyển đổi số, hỗ trợ truy xuất nguồn gốc, khai thác dịch vụ số cho bà con nông dân, chủ trang trại, HTX, THT... để giúp người sản xuất nâng cao kỹ năng quảng bá sản phẩm, nắm rõ nhu cầu, xu hướng tiêu dùng của thị trường để tổ chức sản xuất hiệu quả và đáp ứng nhu cầu thị trường. |
Mai Anh