Thông tin trên được ông Nguyễn Văn Vĩnh Châu,ếnthểJNcủkết quả antalyaspor Phó Giám đốc Sở Y tế TP.HCM, báo cáo tại buổi sơ kết tình hình kinh tế - xã hội tháng 1 của UBND sáng 1/2.
Theo ông Châu, Covid-19 liên tục biến thể. Hầu hết biến thể được xếp vào loại "đáng quan tâm" đã xuất hiện trên thế giới đều có ở TP.HCM. Trong đó, đáng quan tâm nhất làbiến thể JN.1đang chiếm ưu thế ở các nước trên thế giới và làm gia tăng số ca nhiễm tại nhiều nơi, trong đó có TP.HCM.
“Lý do số ca nhiễm Covid-19 tăng tại nhiều nơi trên thế giới là do biến thể JN.1 xuất hiện thêm một số đột biến mới, nên có khả năng thoát khỏi hệ thống miễn dịch có sẵn bảo vệ của cộng đồng”, ông Châu cho biết.
Vị Phó giám đốc Sở Y tế cũng lưu ý người suy giảm miễn dịch dễ nhiễm biến thể này. Tuy nhiên, biến thể này chỉ làm tăng nguy cơ nhiễm bệnh, không tăng độc lực, độc tính.
Tại TP.HCM, theo ông Châu, từ ngày 18/12/2023 đến hết ngày 22/01/2024, các bệnh viện của thành phố tiếp nhận 94 ca Covid-19 điều trị nội trú. Trong đó, 17 ca bệnh nặng phải thở oxy, không có ca tử vong. Tất cả ca bệnh nặng đều là người thuộc nhóm nguy cơ (có bệnh nền nặng) và chưa tiêm chủng đủ các mũi vắc xin theo hướng dẫn của Bộ Y tế. Tuy nhiên, trong hai tuần gần đây, số ca nhập viện đã giảm, bình quân 2 ca/ngày.
Trước nguy cơ của biến thể JN.1, Sở Y tế đã chỉ đạo Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật TP (HCDC) và các bệnh viện theo dõi số ca nặng nhập viện, giám sát để tiếp tục chiến dịch bảo vệ người dân, nhất là nhóm nguy cơ. Bên cạnh đó, theo ông Châu, ngoài việc chuẩn bị thuốc, nhân lực ứng trực 24/24, các bệnh viện đã sẵn sàng trực xuyên Tết Nguyên đán.
Điểm chung của các ca bệnh nhập viện vì biến thể Covid-19 mới xuất hiện ở TP.HCMViện Pasteur TP.HCM khẳng định thời gian gần đây, số ca bệnh hô hấp tăng cao còn vì các tác nhân khác (ví dụ cúm), không phải chỉ vì Covid-19. Đến nay, chưa đủ chứng cứ để nói rằng JN.1 làm tăng độ nặng, thay đổi miễn dịch, ảnh hưởng đến chẩn đoán.