Tính đến cuối năm 2023,ếcđinhbagiúpTrungQuốcđạtthànhtựuchuyểnđổisốbảng điểm bundesliga nền kinh tế số của Trung Quốc ước tính đạt quy mô gần 54 nghìn tỷ NDT (tương đương khoảng 7,4 nghìn tỷ USD), với mức tăng trưởng hằng năm khoảng 10,3%.
Nền kinh tế số chiếm khoảng 42,8% tổng GDP. Trung Quốc cũng dẫn đầu thế giới về số lượng trạm phát sóng 5G và sự phát triển của các lĩnh vực như trí tuệ nhân tạo (AI), Internet vạn vật (IoT).
Học viện Công nghệ Thông tin và Truyền thông Trung Quốc (CAICT) dự báo đến năm 2025, quy mô nền kinh tế kỹ thuật số của Trung Quốc sẽ vượt quá 60 nghìn tỷ NDT, chiếm hơn 50% GDP và sẽ vượt quá 100 nghìn tỷ NDT vào năm 2032.
Nền tảng chính sách
Nhiều chính sách cũng như sáng kiến mang tính chiến lược và dài hạn đã được chính phủ Trung Quốc đưa ra để hỗ trợ chuyển đổi số nền kinh tế.
Kể từ Đại hội toàn quốc lần thứ 18 của Đảng Cộng sản Trung Quốc (2012), Trung Quốc đã coi trọng phát triển nền kinh tế số, triển khai chiến lược sức mạnh mạng và chiến lược dữ liệu lớn của quốc gia, xây dựng nền kinh tế số, tích hợp Internet giữa kinh tế và xã hội, đồng thời hỗ trợ nhiều lĩnh vực khác nhau.
Phiên họp toàn thể lần thứ 5 Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc khóa 19, đã đề xuất phát triển nền kinh tế kỹ thuật số, thúc đẩy sự tích hợp sâu rộng của Internet, dữ liệu lớn, trí tuệ nhân tạo và nền kinh tế thực để xây dựng một Trung Quốc kỹ thuật số và một xã hội thông minh, đồng thời tạo ra cụm công nghiệp kỹ thuật số có khả năng cạnh tranh quốc tế.
Trung Quốc cũng đã ban hành “Đề cương thực hiện Chiến lược điện lực mạng” và “Đề cương chiến lược phát triển kinh tế số” để triển khai và thúc đẩy phát triển kinh tế số từ cấp quốc gia.
Số liệu chính thức tính đến cuối năm 2023, Trung Quốc đã kết nối hơn 1,09 tỷ người dùng Internet, tương đương 77,5% tổng dân số.
Mức độ phổ cập này đã góp phần quan trọng trong việc phát triển kinh tế số và thúc đẩy chuyển đổi số trên diện rộng. Bên cạnh đó, số lượng trạm phát sóng 5G cũng tăng đáng kể, đạt 3,8 triệu trạm vào cuối năm 2023.
Trong lĩnh vực thương mại điện tử, Trung Quốc chú trọng xây dựng và ban hành các luật pháp, văn bản hỗ trợ phát triển ngành.
Năm 2018, Trung Quốc ban hành Luật thương mại điện tử, để giải quyết tình trạng vi phạm quyền sở hữu trí tuệ trực tuyến.
Tháng 2/2023, Hội đồng Nhà nước Trung Quốc đưa ra “Hướng dẫn chống độc quyền đối với các nền tảng”.
Theo Bắc Kinh, hành động này nhằm đáp lại sự trỗi dậy của các nền tảng trong nền kinh tế số và ngăn chặn các hành vi độc quyền, từ đó thúc đẩy sự phát triển bền vững và lành mạnh của thương mại trực tuyến.
Từ tháng 11/2020 đến tháng 7/2022, Trung Quốc đã xử phạt hơn 143 trường hợp với số tiền phạt lên tới 303 tỷ NDT (khoảng hơn 40 tỷ USD). Chỉ tính riêng tập đoàn Alibaba đã bị xử phạt lên tới 2,8 tỷ USD.
Với lĩnh vực tài chính số, Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc đã lần lượt công bố kế hoạch phát triển Công nghệ Tài chính Fintech theo giai đoạn gồm 2019-2021 và 2022-2025, nhằm thúc đẩy chuyển đổi kỹ thuật số tài chính.
Cùng với đó là đồng nhân dân tệ điện tử (E-CNY) với mục tiêu tạo môi trường mở cho nền kinh tế số vận hành không phụ thuộc vào các nền tảng của tập đoàn tư nhân.
Động lực đổi mới
Đổi mới công nghệ là một yếu tố quan trọng trong chính sách phát triển kỹ thuật số của Trung Quốc. Chính phủ Trung Quốc đã triển khai một loạt các chiến lược nhằm đẩy mạnh nghiên cứu và phát triển trong các lĩnh vực như trí tuệ nhân tạo (AI), dữ liệu lớn, và Blockchain.
Một trong những mục tiêu lớn của quốc gia là trở thành trung tâm AI của thế giới vào năm 2030, với chiến lược phát triển AI quốc gia đã được khởi động từ năm 2017.
Về AI, tờ China Dailytrích dẫn số liệu đến cuối năm 2023, Trung Quốc có hơn 4.500 công ty khởi nghiệp liên quan đến AI. Công nghệ đã được áp dụng trong nhiều lĩnh vực như chăm sóc sức khỏe, tài chính và quản lý đô thị thông minh.
Thành phố Hàng Châu là ví dụ điển hình về việc ứng dụng AI vào quản lý giao thông, giúp giảm 11-15% thời gian di chuyển của người dân.
Blockchain cũng là một lĩnh vực được chú trọng. Trung Quốc đang phát triển chuỗi cung ứng thông minh bằng cách sử dụng công nghệ Blockchain để theo dõi nguồn gốc sản phẩm và đảm bảo tính minh bạch.
Hệ thống này đặc biệt quan trọng trong các ngành như nông nghiệp và dược phẩm, giúp giảm thiểu gian lận và nâng cao chất lượng sản phẩm.
Chính phủ Trung Quốc cũng đầu tư mạnh vào việc phát triển IoT, đặc biệt trong lĩnh vực sản xuất thông minh và nông nghiệp thông minh.
Tính đến hết năm 2023, Trung Quốc đạt hơn 2,3 tỷ thiết bị kết nối IoT, tăng 30% so với một năm trước đó, tạo điều kiện cho sự phát triển của các nhà máy tự động hóa và các khu vực nông nghiệp hiện đại.
“Mũi nhọn” công - tư
Trung Quốc cũng thành công trong việc tạo không gian cho các doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp nội địa phát triển và đóng góp xây dựng hệ sinh thái số Trung Quốc.
Trong khi cấm các "gã khổng lồ" công nghệ phương Tây như Meta, Google, nước này đồng thời tạo điều kiện hỗ trợ doanh nghiệp nội địa vươn lên như Weibo, Baidu, ByteDance.
Một trong những điểm nổi bật là việc tạo ra “không gian trắng” để những người tiên phong có thời gian thử nghiệm mô hình kinh doanh mới và cơ quan quản lý chỉ thực hiện biện pháp bảo vệ sau khi các mô hình đạt được quy mô và những tác động tiêu cực được xác định rõ ràng.
Ví dụ, Ngân hàng trung ương Trung Quốc cho phép các nhà cung cấp dịch vụ thanh toán cho bên thứ ba hoạt động tự do trong vài năm rồi mới siết chặt yêu cầu cấp phép.
Các doanh nghiệp nội địa của Trung Quốc ngày càng phát triển và tạo nên sự thành công của nền kinh tế số tại Trung Quốc thông qua việc xây dựng và nắm giữ các công nghệ mới, bằng sáng chế; từ đó tạo nên một hệ sinh thái kỹ thuật số toàn diện từ sản xuất, vận chuyển, giao dịch hàng hóa, thanh toán… giúp tối ưu hóa nguồn lực quốc gia và tạo động lực và không gian cho các hoạt động kinh tế tại nước này phát triển.
Chẳng hạn, dữ liệu từ Counterpoint Researchcho thấy, trong quý I/2024, hệ điều hành HarmonyOS do Huawei phát triển đã chiếm 17% thị phần, lần đầu tiên vượt qua iOS tại thị trường di động Trung Quốc.
Sự tăng trưởng nội địa của HarmonyOS cho thấy chiến lược xây dựng hệ điều hành thay thế Android của Huawei bắt đầu “đơm hoa, kết trái”, vượt qua cả những kìm hãm công nghệ do Mỹ áp đặt.
Theo ECNS, đến cuối năm 2023, Trung Quốc có 340 công ty kỳ lân (xếp thứ hai thế giới, sau Mỹ), phần lớn trong số đó thuộc các ngành khoa học sức khỏe, AI, thương mại điện tử và bán dẫn.
Các công ty tư nhân Trung Quốc thường hợp tác chặt chẽ với chính phủ để phát triển các dự án quy mô lớn. Ví dụ điển hình là hệ thống "City Brain" của Alibaba, hợp tác với chính quyền thành phố Hàng Châu để phát triển hệ thống quản lý giao thông thông minh dựa trên AI.
Cũng trong năm 2023, Trung Quốc đẩy mạnh phối hợp công - tư trong lĩnh vực sản xuất công nghiệp thông minh, với khoảng 421 nhà máy thông minh được xây dựng theo cơ chế này, góp phần thúc đẩy chuyển đổi số trong lĩnh vực công nghiệp.
Từ quốc gia 1,3 triệu dân đến mắt xích quan trọng trong cấu trúc an ninh mạng châu ÂuEstonia, một quốc gia nhỏ nằm ở vùng Baltic với dân số chỉ khoảng 1,3 triệu người, đã trở thành mắt xích quan trọng trong cấu trúc an ninh mạng của khối NATO nhờ những kết quả chuyển đổi số.