Cách trung tâm thành phố Pleiku khoảng14km,àngthôngcổthụhơntrămtuổikhungcảnhđẹpnhưtranhởphốnúbảng xếp hạng giải bóng đá pháp con đường đi qua thôn 1, xã Nghĩa Hưng, huyện Chư Pah, tỉnh Gia Lai trở thành địa điểm check-in hút khách bởi khung cảnh thơ mộng, đẹp như tranh vẽ.
Con đường này từng được nhắc đến trong bài hát “Đôi mắt Pleiku” của nhạc sĩ Nguyễn Cường và cũng được nhiều bạn trẻ ưu ái gọi tên là “con đường Hàn Quốc”, “con đường tình yêu” bởi vẻ đẹp lãng mạn.
Con đường liên thôn với hàng thông cổ thụ không chỉ được ví như lá phổi xanh của TP.Pleiku mà còn trở thành địa điểm check-in hút khách tới chụp ảnh “sống ảo” khi du lịch Gia Lai (Ảnh: Nine Đoàn).
Theo người dân địa phương, không ai rõ những cây thông này được trồng vào thời điểm chính xác nào. Họ chỉ biết rằng, chúng có từ khi người Pháp xuất hiện ở đây và thành lập nên Sở Trà – đồn điền chè đầu tiên trên cao nguyên Pleiku vào đầu thế kỉ 20.
Trải qua nhiều biến đổi về mặt thời gian, hai hàng thông bên đường vẫn phát triển xanh tốt, xòe tán rộng. Thân cây to, ba người ôm không xuể, cứ thế che nắng, che mưa cho bao thế hệ người dân sinh sống nơi đây.
Tuy kéo dài chưa đầy 1km nhưng con đường liên thôn này gây ấn tượng nhờ hàng thông cổ thụ có tuổi đời hơn 100 năm trải dài hai bên đường đi. Xung quanh là những cánh đồng chè xanh bạt ngàn, trải bất tận (Ảnh: Dao Minh Xuyen, Điệp Minh Vũ, Nguyễn Tấn Thành).
Anh Nine Đoàn (người gốc Việt, sinh ra và lớn lên ở huyện Long Thành, tỉnh Đồng Nai) cùng bạn ghé thăm con đường này vào những ngày cuối thu, giữa tháng 11.
Lần đầu đến đây, anh không khỏi choáng ngợp với khung cảnh “làm say đắm lòng người”. “Tán lá của những cây thông dọc hai bên đường xòe rộng, đan vào nhau, gợi chúng tôi liên tưởng tới hình ảnh cánh cổng của thiên đường dưới hạ giới”, anh nhớ lại.
Theo anh Nine Đoàn, thời điểm chụp hình lý tưởng ở con đường liên thôn này là vào sáng sớm, khi màn sương còn vương vấn và ánh nắng đầu ngày xuyên qua kẽ lá hoặc lúc hoàng hôn, ánh nắng ráng chiều nhuốm màu đỏ hồng “bao trùm” cả một vùng.
Du khách tới đây nên chọn trang phục màu sáng như vàng, trắng để trở nên nổi bật giữa bối cảnh hàng thông xanh.
Nếu may mắn tới con đường có hàng thông trăm tuổi vào những ngày trời lặng gió và có sương mai lúc sáng sớm, du khách sẽ được chiêm ngưỡng khung cảnh liêu trai mê mị đến lạ thường (Ảnh: Đỗ Văn, Điệp Minh Vũ, Chu Đức Giang).
Chị Vũ Minh Điệp (ở TPHCM) cũng có dịp ghé qua khu vực hàng thông trăm tuổi trên đường đi tham quan đỉnh núi lửa Chư Đăng Ya vào mùa hoa dã quỳ.
“Tới đây, mình cảm thấy rất dễ chịu và thư thái khi đứng dưới hàng thông trăm tuổi với rất nhiều tán cây to, cao, xanh mướt. Không gian thì yên tĩnh, gần như tách biệt khỏi sự nhộn nhịp và ô nhiễm ở thành phố”, chị Điệp chia sẻ.
Thời gian lý tưởng nhất để ghé thăm nơi đây là từ tháng 10 đến tháng 11. Lúc ấy, du khách có thể check-in bên cạnh những rừng hoa dã quỳ cũng nở rộ, đồi chè phủ sắc xanh hay theo chân người dân đi thu hoạch cà phê (Ảnh: Nine Đoàn, Điệp Minh Vũ).
Để tới đây, du khách có thể di chuyển theo hai hướng. Một là đi theo quốc lộ 14, qua sân bay Pleiku, từ đó rẽ vào Phó Đức Chính, đi tiếp một đoạn rồi rẽ trái và tiến thẳng đến xã Nghĩa Hưng.
Hai là, du khách đi từ ngã 3 Phù Đổng, theo đường Lê Duẩn rẽ vào Tôn Thất Tùng, Phó Đức Chính, Ngô Quyền, Trần Văn Bình... trên những cung đường chạy dọc biển hồ Tơ Nưng.
Sau đó tiếp tục băng qua cầu treo Biển Hồ, rẽ phải qua đập Nghĩa Hưng và đi thẳng khoảng 300m sẽ nhìn thấy con đường liên thông có hàng thông trăm tuổi.
Trên đoạn đường di chuyển từ trung tâm thành phố Pleiku đến con đường liên thông có hàng thông trăm tuổi, du khách có thể kết hợp ghé thăm một số địa điểm du lịch nổi tiếng của Gia Lai như Biển Hồ (Hồ Tơ Nưng), chùa Bửu Minh, miệng núi lửa Chư Đang Ya…
Phan Đậu