Mỗi khi sang nhà mấy bà cô,ợmàychứđâuphảimámàkeo nha cai.men dì về, anh đều cảm thấy mệt mỏi. Những câu nói của họ như ong chích vào tai anh: “Mày có phải đàn ông không? Vợ mày chứ đâu phải má mày”, “Con vợ mày thì có gì hay ho chứ. Ứng xử nội ngoại không giống ai”. Anh chỉ biết nín lặng trước những câu trách móc của những bà cô “nhọn mồm”.
Chưa bao giờ anh để vợ biết, bên cô dì chú bác, không ai thích vợ. Không phải vì anh sợ vợ mà lý do chính, anh không muốn vợ buồn. Anh hiểu tính vợ trầm lặng, ít nói, không thích tụ năm tụ bảy “tám” chuyện nên luôn bị bà con hiểu lầm là “khinh người”. Đi làm về, vợ chỉ chuyện trò với chồng và cậu con trai nhỏ. Hàng xóm hai bên cũng chẳng mấy khi nghe được giọng vợ. Những khi mệt mỏi chuyện công việc, về nhà anh luôn có không gian riêng để thư giãn.
Vợ ít nói nên cũng không thành “máy càu nhàu”, làm đinh tai nhức óc anh. Những khi đi tiệc tùng, vợ ít nói nên cũng chẳng lo có đám trai độc thân nào chọc ghẹo. Đó chỉ là những phân tích vui về cái lợi khi lấy được một người vợ ít nói. Nhưng có một điều, bà con cô bác, bạn bè đều không biết sự thật, anh yêu và nể vợ không phải vì tính ít nói của em.
Ngày anh chân ướt chân ráo vào Sài Gòn mở tiệm may, anh đã khóc ròng vì ế ẩm. Tiệm không có khách, giá mặt bằng lại cao. Anh đành phải đóng cửa tiệm, ra vỉa hè đặt bảng nhận sửa quần áo. Anh gặp em vào những ngày cuộc sống của anh khó khăn và chật vật nhất. Có những khi anh không kiếm nổi tiền ăn hai bữa cơm. Khi biết em là cô giáo, anh đã chẳng bao giờ dám mơ tưởng em sẽ để mắt đến một anh thợ may kiết xác như anh. Nhưng qua những lần sửa áo dài, đồ tây cho em, những câu chuyện tha phương tếu táo lại làm chúng ta xích lại gần nhau hơn. Em mồ côi, ngày nhỏ cũng nghèo khó nên dễ dàng thông cảm và thấu hiểu nỗi khổ cực của anh. Em nói không tham vật chất, chỉ cần lấy được một người chồng siêng năng, chịu khó làm ăn là hạnh phúc rồi.
Ngày đám cưới, anh không đủ tiền mua lễ vật trầu cau. Cô dì chú bác, người dăm ba chục hùn hạp cho anh tiền mua mâm quả sang nhà gái. Vì quê ở xa, không có điều kiện rước dâu nên cả anh và em cùng chọn nhà trọ làm nơi dựng rạp cưới. Bạn bè cũng chẳng có ai ngoài những người bà con thân thuộc. Vài mâm cơm nhưng không khí bữa tiệc thật ấm áp. Đêm tân hôn, ngắm nhìn em ngủ mà anh không khỏi xúc động, tự hỏi lòng có phải mình đang mơ.
Từ ngày đó cho đến bây giờ đã gần 10 năm, anh tự hứa với lòng sẽ không bao giờ làm điều gì có lỗi với em hay để em phải buồn. Vì thẳm sâu trong lòng, anh luôn mang ơn vợ. Đi qua những tháng ngày nghèo khó, thắt lưng buộc bụng nhất nên anh càng hiểu và yêu vợ hơn. Nhờ em mà giờ anh có một mái ấm gia đình, có một cửa tiệm khang trang. Bất kể ai có chê trách em nhưng trong lòng anh, vợ vẫn là người tốt nhất. Mọi chuyện lớn nhỏ trong nhà, anh đều hỏi ý kiến vợ, để vợ sắp đặt. Không phải vì anh sợ vợ như các cô hay dè bỉu, chỉ là anh yêu thương, tin tưởng và tôn trọng vợ.
(Theo Phunuonline)