Ngày đoàn tụ của gia đình có 2 F0
Sáng 29/9,ộcgọithóttimởngõcónghìnngườiphảirờinhàtrongđêmdodịtài xỉu 2.25 là gì ông Phí Hữu Khiêm (65 tuổi) dậy sớm hơn thường lệ. Ông mở toang cửa sổ, hít một hơi thật sâu rồi gọi các thành viên còn lại trong gia đình sửa soạn đồ đạc, ăn sáng, mặc đồ bảo hộ để lên xe về nhà.
Ngày chưa nghỉ hưu, thi thoảng ông Khiêm cũng phải đi xa do đặc thù của công việc tu bổ di tích. Tuy nhiên, lần xa nhà này thật đặc biệt. Nơi ông sống - ngõ 328, phường Thanh Xuân Trung, quận Thanh Xuân, Hà Nội những ngày cuối tháng 8, đầu tháng 9/2021 là ổ dịch lớn nhất của Thủ đô.
Người dân trở về nhà sau khi ngõ 328 được dỡ phong tỏa. |
Ông Khiêm nhớ lại, sau khi thành phố phát hiện hơn 20 ca dương tính với Sars-CoV-2 trên địa bàn phường vào 2 ngày 23-24/8, toàn bộ dân cư con ngõ nơi ông sống đều được test Covid-19. Không khí căng thẳng bao trùm bởi ai cũng cảm nhận được nguy cơ trở thành F0 đang hiện hữu trước mắt.
Ngày 27/8, con trai thứ hai và đứa cháu nội 6 tuổi Phan Bảo Khang của ông Khiêm phát hiện bị nhiễm Covid-19.
Con dâu ông Khiêm sốt sắng xin đi cùng để chăm sóc con nhưng không được. Bé Khang thấy nhân viên y tế đến thì rất sợ, kiên quyết không đi theo. Ông bà, bố mẹ phải giải thích thì Khang mới an tâm theo chú vào Bệnh viện Thanh Nhàn. Đêm hôm đó, cả gia đình ông Khiêm không ai ngủ được. Ai cũng lo cho hai chú cháu, nhất là bé Khang.
Một vài ngày sau khi vào viện, Khang sốt cao. Cả gia đình ông Khiêm lúc ấy đã được đưa đi cách ly tại một cơ sở ở Chương Mỹ. Mỗi ngày, họ nóng lòng chờ đợi tin tức mà con trai gửi tới. Sau những ngày bị sốt, Khang dần khỏe lại. Cậu bé còn tham gia học online với các bạn qua điện thoại của chú.
Chú cháu Khang may mắn chỉ bị nhẹ nên sớm nhận được kết quả âm tính. Sau khi khỏi bệnh, cả hai được đưa về một khách sạn trên địa bàn quận bởi khi đó ngõ 328 vẫn đang bị phong tỏa. 5 thành viên còn lại của gia đình sau khi hoàn thành cách ly cũng được đưa về đây.
Dù ở chung một khách sạn nhưng lúc ấy ông Khiêm vẫn chưa được gặp con và cháu trai. Mãi đến hôm 29/9, sau khi ngõ 328 dỡ phong tỏa, cả gia đình mới được gặp nhau sau đúng 1 tháng xa cách.
Bước chân trên con ngõ nhỏ mà mình đã đi hàng chục năm qua, ông Khiêm lâng lâng một niềm vui khó tả. Bởi sau những ngày dịch bệnh hoành hành hai ngõ phố, gia đình ông vẫn trở về đầy đủ 7 người. “Có những người ở ổ dịch này đi rồi không về nữa. Có gia đình hai vợ chồng mắc Covid-19 đều không qua khỏi”, ông Khiêm ngậm ngùi nói.
Ông Khiêm chia sẻ về quãng thời gian chống lại dịch bệnh của gia đình. |
Cuộc điện thoại thót tim giữa đêm khuya
Chị Cao Bích Hường cũng là một người dân sinh sống ở con ngõ 328. Chị Hường sống cùng mẹ đẻ và cậu con trai sinh năm 2007. Mẹ chị Hường năm nay 90 tuổi, có bệnh nền, đi lại khó khăn nên được lãnh đạo quận đồng ý cho ở lại nhà. Riêng cậu con trai thì vẫn cùng hơn 1.000 nhân khẩu của hai ngõ 328 và 330 di chuyển tới các khu giãn dân.
Thời điểm bùng dịch, Khu tập thể Bóng đèn phích nước Rạng Đông nơi chị Hường sinh sống liên tiếp phát hiện các ca F0. Có tầng có tới 5/7 hộ bị nhiễm Covid-19. Từ tầng 2 trở lên, người dân vẫn phải dùng nhà vệ sinh chung nên nguy cơ lây nhiễm luôn rình rập.
Những ngày tháng giãn cách, con trai chị Hường có thêm trải nghiệm sống tự lập. |
Tối 2/9, trao cho con bộ đồ bảo hộ, lòng người mẹ rối bời. Chị dặn dò con từng chút một, từ chuyện ăn uống, vệ sinh tới việc chấp hành các quy định về phòng chống dịch khi di chuyển trên đường, khi tham gia test định kỳ. Đặc biệt, chị lưu ý con phải duy trì thói quen tập yoga và lan truyền năng lượng tích cực cho mọi người.
Sống trong tâm dịch, một tiếng gõ cửa hay tiếng gọi của người lạ cũng khiến chị Hường căng thẳng. Chị Hường kể, có hôm đang ở trong nhà, chị nghe tiếng người gọi thất thanh bên ngoài. Nhìn qua khe cửa, chị thấy khoảng 6-7 người mặc đồ bảo hộ màu xanh, màu trắng đứng kín trước nhà. Bên ngoài tiếng còi xe cứu thương vang lên liên hồi.
“Tôi vội vàng mở cửa thì họ thông báo là hôm đó mẹ tôi được lấy mẫu ở nhà, không phải ra trường mầm non như mọi khi. Nghe nhân viên y tế nói xong, tôi mới dám thở mạnh bởi trước đó cứ nghĩ mẹ hay con sắp bị người ta đưa đi”, chị Hường nhớ lại.
Khoảng thời gian đầu, cứ 2-3 ngày, chị Hường và mẹ lại được lấy dịch mũi họng. Hôm thì test nhanh nhưng cũng có hôm làm xét nghiệm PCR. Sau mỗi lần lấy mẫu, chị lại hồi hộp chờ kết quả và thót tim khi thấy số điện thoại lạ gọi đến.
Chị Hường kể có lần hơn 12h đêm, chị thấy chuông điện thoại reo vang. Bên kia vang lên giọng một nhân viên y tế: “Chị ơi em bên test nhanh đây ạ!”. Lúc ấy, chị Hường lo lắm bởi buổi chiều khi thực hiện test nhanh cho mẹ chị, thấy que test lên một vạch, các nhân viên y tế liền rời đi luôn. Còn chị, ban ngày cũng thực hiện xét nghiệm tại điểm tiêm chủng nhưng chưa nhận được kết quả. Chị Hường đoán già đoán non, lẽ nào một trong hai mẹ con sắp phải dọn đồ lên đường.
Tuy nhiên, nhân viên y tế sau đó thông báo với chị là họ bị nhầm số. Nguyên nhân là do số điện thoại của chị Hường và của một gia đình có ca F0 chỉ khác nhau một con số.
Trải qua những ngày tháng sóng gió, chị Hường nhận thấy những thay đổi tích cực trong gia đình cũng như ở ngõ phố nơi mình sinh sống.
Bình thường mẹ chị rất ngại uống sữa, đến bữa cũng chỉ ăn chút ít đồ ăn. Tuy nhiên, khi dịch bệnh ập đến, biết có nhiều người trẻ khỏe hơn mình không thể qua khỏi vì Covid-19, cụ bà dần thay đổi tích cực hơn. Cụ chịu khó ăn uống hơn, biết yêu thương bản thân hơn, thi thoảng đi lại vận động chân tay cho bớt ì ạch.
Cư dân trong ngõ thì có ý thức hơn về không gian sống. Trước đây, các gia đình thường có thói quen đổ rác không theo quy định. Tuy nhiên, sau khi đi giãn dân, cách ly trở về, mọi người đã biết đổ rác đúng giờ để đảm bảo vệ sinh khu phố.
Đặc biệt, ai nấy đều nghiêm chỉnh tuân thủ 5K, giữ khoảng cách 2m nếu có việc buộc phải ra ngoài. Nhiều người cẩn thận đeo 2 khẩu trang và đeo thêm kính chắn giọt bắn.
“Những ngày tháng qua, tôi nghĩ, không ai trong khu phố này ăn ngon ngủ yên được. Nhà tôi ở tầng 1 của khu tập thể nên nghe rất rõ tiếng xe cứu thương mỗi lần đến đưa F0 đi. May mắn là giờ đây mọi chuyện đã qua. Cuộc sống đang dần được sắp xếp lại”, chị Hường bày tỏ.
Ông Phí Hữu Khiêm thì chia sẻ, sau khi trở về, nhiều người đã thấy rõ được tầm quan trọng của việc tiêm chủng. Không ít cá nhân trước đây còn chần chừ, đến đăng ký cũng không đăng ký thì giờ đã sốt sắng hỏi lịch và thủ tục tiêm ra sao.
Ngày trở về, cư dân của hai ngõ phố từng phát hiện gần 600 ca nhiễm Covid-19 vẫn chưa dám ôm nhau tay bắt mặt mừng. Họ chỉ dám đứng xa vẫy tay hoặc í ới chào nhau qua lớp khẩu trang. Song có lẽ ai cũng cảm thấy hoan hỉ, bình an khi được về nhà.
Hồng Hạnh
Xe của bệnh viện chở anh về tận cổng nhà. Nhìn thấy bố, thằng út chạy ào ra đòi bế. Anh phải chạy giật lùi để tránh con. Vợ anh chạy ra vừa ôm con vừa khóc.