Hoạt động khai thác Bitcoin tiêu tốn năng lượng khổng lồ. Theôngdụngkhôngngờđếncủamáyđàsoi kèo nhật bản hôm nayo Chỉ số tiêu thụ năng lượng của Digiconomist, lĩnh vực đào Bitcoin đang tiêu thụ 91 terawatt điện hàng năm, nhiều hơn tổng lượng điện của Phần Lan sử dụng trong một năm. Tất nhiên, quá trình khai thác cũng tạo ra một lượng nhiệt lớn được phát tán vào khí quyển.
Để tối ưu chi phí, các trung tâm khai thác tận dụng lượng nhiệt được tạo ra từ các dàn khai thác. Trong số đó, trồng cây trong nhà kính và sưởi ấm giữa mùa đông là 2 hoạt động được ứng dụng nhiều nhất.
Tận dụng nhiệt lượng
Một trang trại có tên Le Caveau à Légumes (Canada) cho biết họ có thể trồng dâu tây giữa mùa đông giá rét nhờ nhiệt lượng từ các dàn khai thác tiền số. Bằng cách dẫn nhiệt thông minh, những cây trồng trái mùa của trang trại nhỏ này có thể sống sót giữa thời tiết khắc nghiệt và trở thành mặt hàng quý hiếm trong khu vực.
Nhiệt tỏa ra từ máy đào coin sẽ được dẫn qua một đường ống để sưởi ấm. Ảnh: Bitcoin Magazine. |
“Mùa đông thực sự rất lạnh và chúng tôi cần nhiệt. Nếu sử dụng điện để sưởi ấm các cây dâu tây, trang trại sẽ không thể trả nổi chi phí”, Melissa Girard, một nông dân chia sẻ với Coindesk.
Trang trại Le Caveau à Légumes dựa trên công nghệ do công ty khởi nghiệp Heatmine, có trụ sở tại Quebec (Canada) tạo ra. Heatmine hy vọng sẽ tạo ra “nhiệt lượng miễn phí”, vì lợi nhuận tạo ra từ khai thác tiền mã hóa có thể trang trải khoảng 75-100% chi phí sản xuất.
Thực chất, trang trại này chỉ nằm trong số các doanh nghiệp và hộ kinh doanh tận dụng nhiệt lượng từ dàn khai thác để tối ưu chi phí và giảm lượng khí thải nhà kính. Trong khi đó, khai thác coin vẫn giúp họ có nguồn thu tốt.
Kevin Carthy, người sáng lập của WinnipegBTC, cho biết đã giảm lượng khí thải carbon trong khi tham gia vào lĩnh vực khai thác Bitcoin bằng cách tận dụng nhiệt. Vào năm 2013, Carthy từng dẫn nhiệt vào văn phòng và thậm chí cả ôtô của mình để sưởi ấm giữa mùa đông.
“Thời tiết tại Canada rất lạnh. Tuy nhiên, điện có giá thành khá rẻ do đất nước chúng tôi có nhiều thủy điện. Bạn vẫn kiếm được lợi nhuận tốt, bên cạnh việc tận dụng nhiệt từ các máy đào coin”, Carthy nói với kênh truyền hình địa phương CTV News.
Ngoài ra, Carthy cho rằng năng lượng rẻ và thời tiết lạnh giá của Canada khiến nơi đây trở thành địa điểm lý tưởng để “khai thác nhiệt”. Người đàn ông này ước tính chi phí của anh trong năm 2018 để vận hành một máy khai thác Bitcoin là 70 USD/tháng, trong khi doanh thu có thể đạt 100 USD/tháng.
Giảm khí thải, tối ưu chi phí
Để các giao dịch, mạng lưới Bitcoin yêu cầu các dàn khai thác phải giải nhiều khối phức tạp. Ngoài ra, cơ chế PoW (Proof of Work) đang khiến máy đào phải tiêu tốn nhiều năng lượng hơn so với việc xác minh các giao dịch trên các mạng tập trung, theo Forbes.
Ước tính khoảng 39% hoạt động khai thác Bitcoin hiện tại sử dụng năng lượng tái tạo. Tuy vậy, vẫn còn nhiều thách thức do nguồn cung điện không đủ lớn hoặc thiếu ổn định. Hiện tại, giải pháp trước mắt của nhiều trung tâm khai thác là tận dụng nhiệt lượng từ máy đào để kinh doanh. Điều này vừa giúp giảm thải khí nhà kính, vừa tạo thêm nguồn thu.
Nhu cầu điện năng lớn của các trung tâm khai thác Bitcoin khiến nhiều công ty nghĩ cách mới để tối ưu lợi nhuận. Ảnh: CryptoSlate. |
Việc tận dụng lượng nhiệt tạo ra từ hoạt động khai thác Bitcoin có thể là một giải pháp cho sự nóng lên toàn cầu. Cụ thể, nhiệt lượng tạo ra từ việc khai thác Bitcoin cũng có thể giúp chống lại cuộc khủng hoảng năng lượng đang diễn ra, đặc biệt là trong mùa đông với nhu cầu sưởi ấm tăng cao.
Tuy vậy, theo một nghiên cứu của Ngân hàng trung ương Hà Lan và Viện Công nghệ Massachusetts (MIT), việc loại bỏ một máy đào Bitcoin có thể tạo ra nhiều rác thải điện tử ngang với việc vứt bỏ 2 chiếc iPhone. Điều này là do các thiết bị được sử dụng để khai thác Bitcoin có tuổi thọ rất ngắn, khoảng 1,29 năm.
Hiện tại, mạng lưới khai thác Bitcoin trên toàn cầu loại bỏ khoảng 307.000 tấn thiết bị mỗi năm, tương đương lượng rác thải điện tử hàng năm của Hà Lan trong một năm.
Điều tích cực là nguồn cung Bitcoin có số lượng giới hạn, do đó hoạt động khai thác sẽ ngừng khi chúng được khai thác hết. Bên cạnh đó, việc Ethereum chuyển đổi sang cơ chế PoS (Proof of Stake) cũng khiến tỷ lệ thợ đào giảm, có ý nghĩa đặc biệt với môi trường.
(Theo Zing)
Tối 13/4, Bitcoin bất ngờ bật tăng sau một tuần giảm giá. So với đáy 39.400 USD trong 7 ngày qua, BTC đã tăng khoảng 5,6%.