Không xấu hổ,ụhiệutrưởngbịépquỳKhithànhtrìtônsưtrọngđạobịxôngãkết quả bóng đá nhật 2 nhục nhã sao được, khi đường đường là một hiệu trưởng, lại phải quỳ gối trước một phụ huynh.
Chỉ vì muốn trường mình hoàn thành việc thu tiền bảo hiểm y tế “theo lệnh của cấp trên”mà thầy đã phát ra một chỉ lệnh chưa chuẩn, có thể ảnh hưởng đến tâm lý học sinh và cha mẹ chúng. Thầy đã biết sai. Thầy có thể bị chỉ trích, thậm chí là bị kỷ luật. Nhưng phải quỳ trước mặt phụ huynh thì quả là điều quá sức tưởng tượng của người làm thầy.
Đã từng có phụ huynh ở Quảng Nam chỉ vì một vết bầm chưa rõ ràng, mặc dù được giải thích nhưng vẫn xông vào trường đánh cô giáo đến thủng màng nhĩ, phải nhập viện cấp cứu.
Đã từng có phụ huynh ở Long An, mà là đảng viên hẳn hoi nhé, kéo theo 3-4 người vào tận trường học bắt cô giáo phải quỳ xuống xin lỗi cho hả dạ, vì đã dám phạt con họ quỳ khi các em mắc khuyết điểm.
Giờ thì đến lượt hiệu trưởng cũng phải quỳ gối để xin lỗi phu huynh vì đã phát loa thông báo tên con họ khi chưa nộp tiền bảo hiểm y tế.
Cho dù biện bạch bằng bất cứ lý do gì thì cách cư xử đầy bạo lực của những phụ huynh này đối với thầy cô giáo của con mình cũng là hành vi quá khích, lệch chuẩn và vi phạm pháp luật.
Thầy, cô giáo phải quỳ để xin lỗi. Chắc chắn không phải vì hèn. Họ đã chọn cách an toàn nhất cho bản thân và đồng nghiệp, khi không có cơ sở để phản kháng.
Họ đã bất lực khi phải đối mặt với những bộ mặt dữ tợn, những lời lẽ xúc phạm, mà người làm thầy chỉ có thể nhẹ nhàng thuyết phục, chứ không thể lớn tiếng đôi co. Đặc biệt là khi phụ huynh đến trường “nói chuyện” bằng dao.
Họ đã bất lực, khi không chỉ vì thiếu cơ chế bảo vệ nhà giáo từ luật pháp đến dư luận xã hội, mà còn vì trong suy nghĩ của một bộ phận phụ huynh, từ lâu đã không còn những quan niệm tối thiểu về quy tắc ứng xử với những người là thầy giáo, cô giáo của con mình.
Phải chăng chúng ta đang sai lầm khi đang mải mê cổ vũ cho một không khí bình đẳng quá đà, mà không cần biết rằng Thầy - Trò là một quan hệ thuộc phạm trù đạo đức, thậm chí là thiêng liêng như một thứ “niềm tin tôn giáo” của người đi học.
Phụ huynh mang dao vào trường đòi “ăn miếng trả miếng” với thầy hiệu trưởng thì đó không còn là việc riêng của một cá nhân nữa. Khi đôi chân của thầy hiệu trưởng phải quỳ xuống để giữ sự bình yên cho bản thân và đồng nghiệp thì cũng là lúc thành trì “tôn sư trọng đạo”chính thức bị xô ngã, ít nhất cũng là tại ngôi trường này, ngay trên mảnh đất được xem tuy nghèo nhưng có truyền thống hiếu học như Hà Tĩnh. Đó cũng chính là lúc sự tôn nghiêm đã bị chà đạp không thương tiếc.
Hằng ngày, tại đâu đó, giáo viên phải đối mặt với sự đe dọa, làm nhục, mà một phần nảy sinh từ những áp lực của các phong trào, chỉ tiêu thi đua của những công việc chả liên quan gì đến chuyên môn của người dạy học. Câu chuyện thu tiền bảo hiểm y tế dẫn đến vụ việc đáng tiếc tại một ngôi trường ở huyện miền núi Hương Sơn của tỉnh Hà Tĩnh mới đây chỉ là một ví dụ.
Từ xưa đến nay, không thầy giáo, cô giáo nào bắt buộc học trò phải ngả mũ chào mình mà chính những người làm cha mẹ phải dạy con mình làm điều đó. Vậy nên, một khi những người làm cha làm mẹ sẵn sàng đạp đổ sự tôn nghiêm của nhà giáo thì cũng là lúc họ tự gieo mầm họa cho tương lai của con em mình.
Vân Thiêng