- Bà Nguyễn Thị Kim Phụng, quyền Vụ trưởng Vụ Giáo dục Đại học, BộGD-ĐT khẳng định “Khi trường đã chuẩn bị đủ điều kiện theo quy định, thìnghĩa vụ của cơ quan quản lý là phải cấp phép”.Bà NguyễnThị Kim Phụng đã có cuộc trao đổi với VietNamNet về việc quyết định choTrường ĐH Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội đào tạo hai ngành Y đã khoa vàDược học, cũng như phản hồi lại các ý kiến cho rằng có độ vênh giữa BộGD-ĐT và Bộ Y tế trong việc này.
|
Bà Nguyễn Thị Kim Phụng. Ảnh: Văn Chung
|
Trường đã hoàn chỉnh đầy đủ hồ sơ
Theođề nghị của Bộ Y tế, tối thiểu phải đạt 50 giảng viên chuyên ngành cótrình độ thạc sĩ trở lên mới đủ điều kiện để mở một ngành mới. Trên thựctế, trong danh sách của hồ sơ mở ngành của Trường ĐH Khoa học và Côngnghệ Hà Nội chỉ có 47 người với ngành Y đa khoa. Vấn đề không chỉ ở chỗthiếu 3 người so với khuyến cáo của Bộ Y tế, mà ngay trong 47 người đóchỉ có 17 người có cam kết, còn 30 người chưa có cam kết tham gia làmgiảng viên cơ hữu cho trường. Bộ GD-ĐT đã yêu cầu trường báo cáo về việcnày?- Trước khi cho phép mở ngành đào tạo, Bộ GD-ĐT đãthành lập Đoàn thẩm định liên ngành của hai Bộ, trong đó có hai thànhviên của Cục Khoa học công nghệ và Đào tạo của Bộ Y tế, theo quy trìnhriêng để thẩm định các điều kiện mở ngành, trong đó có thẩm định cơ sởvật chất và đội ngũ giảng viên.
Về cơ sở vật chất, trang thiếtbị, Trường đã chuẩn bị đủ theo điều kiện mở ngành và đủ cho những nămhọc đầu tiên của khoá học, các năm cuối đã có kế hoạch và có hợp đồngnguyên tắc để thực hiện. Vì vậy, Đoàn đã thống nhất những yêu cầu cơ bảnvề mở ngành trường đã đảm bảo và yêu cầu trường cần “bổ sung thêm độingũ và cơ sở vật chất thiết bị thực hành thí nghiệm theo góp ý của cácthành viên đoàn thẩm địnhđể đảm bảo theo lộ trình các năm học và khităng quy mô đào tạo”.
Về đội ngũ giảng viên, ngành Y đa khoa củatrường có 47 giảng viên đúng chuyên ngành, trong đó có 6 trưởng bộ mônlà TS, PGS, GS y học cơ sở ngành, nội, ngoại, sản, nhi, y học dự phòngvà y tế công cộng. Theo trình độ thì có 33 TS, PGS, GS; có 14 ThS và BSchuyên khoa I, II; đảm nhiệm giảng dạy 80% khối kiến thức ngành vàchuyên ngành.
Ngành Dược của Trường có 31 giảng viên đúng chuyênngành, trong đó có 7 trưởng bộ môn là TS, PGS, GS có chuyên ngành về bàochế, phân tích kiểm nghiệm thuốc, dược liệu, tổ chức và quản lý dược,dược lý lâm sàng, hoá dược và vật lý hoá. Theo trình độ thì có 5 TS,PGS, GS; có 18 ThS và DS chuyên khoa I, II; đảm nhiệm giảng dạy 80% khốikiến thức của chương trình đào tạo.
Về minh chứng hồ sơ, tất cảsố giảng viên đã đủ hồ sơ chuyên môn, trong đó có một số còn thiếu hợpđồng lao động và cam kết chỉ làm việc duy nhất cho trường. Nhà trườnggiải trình đó là những giảng viên sẽ tham gia giảng dạy các năm học saucủa chương trình nên sẽ hoàn chỉnh hồ sơ trong thời gian tới, sau khiđược mở ngành.
So với quy định chung về điều kiện mở ngành trìnhđộ đại học (có tối thiểu 1 TS và 3 ThS đúng ngành đăng ký, đảm nhiệmgiảng dạy 70% chương trình đào tạo) thì trường đã chuẩn bị đầy đủ. Thậmchí, hai bộ còn yêu cầu ở mức cao hơn so với mức được quy định để phùhợp với chủ trương nâng cao điều kiện chất lượng trong mở ngành đối vớikhối ngành khoa học sức khoẻ trong thời gian tới, và trường đã đáp ứngđược.
Cho tới trước thời điểm ra quyết định ngày 19/11, trường đãbổ sung cam kết của các giảng viên sẽ làm việc toàn thời gian chotrường sau khi được mở ngành và hiện ngành Y đa khoa có 52 giảng viên đãcó bản cam kết với Trường.
Phía Bộ Y tế cho biết ngày 17/11 Bộnày đã có yêu cầu Trường ĐH Kinh doanh công nghệ Hà Nội hoàn thiện cácyêu cầu đã nêu trong biên bản thẩm định mới ủng hộ việc mở ngành. Tuynhiên, ngày 19/11, Bộ GD-ĐT đã có quyết định cho phép. Phải chăng giữa hai Bộ vẫn còn những điểm chưa thống nhất, thưa bà?Côngvăn ngày 17/11/2015 - Bộ Y tế gửi Trường và Bộ GD-ĐT là văn bản số8860/BYT-K2ĐT do Thứ trưởng Bộ Y tế ký về việc mở ngành đào tạo trình độđại học ngành Y đa khoa và Dược học tại Trường ĐH Kinh doanh và Côngnghệ Hà Nội, trong đó nêu rõ: “Bộ Y tế nhận được công văn số 397/BGHngày 28/10/2015 của Trường ĐH Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội về việc mởngành đào tạo trình độ đại học các ngành Y đa khoa và Dược học.
Saukhi xem xét, Bộ Y tế có ý kiến như sau: Bộ Y tế ủng hộ Trường ĐH Kinhdoanh và Công nghệ Hà Nội mở ngành đào tạo trình độ đại học các ngành Yđa khoa và Dược học sau khi hoàn thiện các nội dung theo góp ý được ghitrong Biên bản của đoàn thẩm định mở ngành Y đa khoa và Dược học tạiTrường ĐH Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội, ngày 5/10/2015”.
Côngvăn trên của Bộ Y tế không phải là căn cứ duy nhất để Bộ GD-ĐT cho mởngành hay không mà trước hết, Bộ GD-ĐT phải căn cứ vào Biên bản thẩmđịnh. Trong Biên bản, Đoàn thẩm định liên ngành có kết luận Trường đápứng đủ yêu cầu mở ngành đào tạo theo quy định nhưng cũng có ý kiến vềviệc một số giảng viên còn thiếu cam kết sẽ làm giảng viên cơ hữu duynhất cho Trường. Căn cứ vào đó, Trường đã bổ sung hồ sơ cam kết của cácgiảng viên theo yêu cầu của Đoàn thẩm định. Sau đó, Bộ Y tế lại có Côngvăn nêu trên.
Như vậy, nhà trường đã hoàn thiện các điều kiện đểmở mã ngành đào tạo theo góp ý của Đoàn thẩm định. Bộ Y tế cũng ủng hộviệc mở ngành nếu Trường đã hoàn thiện các nội dung theo góp ý được ghitrong Biên bản thẩm định nên Bộ GD&ĐT ra quyết định cho phép mởngành.
Chúng tôi chỉ ra quyết định khi Trường đã đáp ứng đầy đủyêu cầu. Bộ Y tế là cơ quan phối hợp với Bộ GD-ĐT trong thẩm định mởngành. Phía Bộ Y tế tham gia về chuyên môn, còn Bộ GD-ĐT quyết định vàchịu trách nhiệm về quyết định của mình.
Không có ngoại lệ
TrườngĐH Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội không phải là trường trường ngoàicông lập đầu tiên được Bộ GD-ĐT chấp thuận cho đào tạo y, dược. Nhưng sựviệc lần này lại khiến dư luận băn khoăn, bức xúc. Theo bà, đâu lànguyên nhân?
- Tôi cho rằng có 2 nguyên nhân dẫn đến việcnày. Thứ nhất, do tên gọi của trường không liên quan gì tới y dược, vàtên gọi của trường cũng khiến dư luận cho rằng không thể kinh doanhtrong lĩnh vực này. Trong khi những trường đa ngành hay trường tư thụckhác đang đào tao ngành y dược thì tên gọi của họ rất chung, nên ít gâybăn khoăn.
Lý do thứ hai là điểm đầu vào của trường năm vừa rồichỉ bằng ngưỡng điểm tối thiểu khiến dư luận cho rằng nếu cứ áp dụng nhưvậy thì ảnh hưởng đến chất lượng đào tạo ngành y dược, nếu được tuyểnsinh.
Tuy nhiên, khi đầu tư cơ sở vật chất, làm đề án, bản thântrường đã phải ý thức và chắc chắn chất lượng và uy tín là điều họ phảihướng tới.
Thực tế thì tên gọi không nói lên chất lượng, còn vềđầu vào thì trường chưa tuyển sinh, và không có cơ hội để tuyển sinh nămnay. Chắc chắn đến khi tuyển sinh, trường không thể lấy điểm thấp màphải quy định ngưỡng chất lượng đầu vào theo ngành, đáp ứng yêu cầu củatừng ngành.
Từ trường hợp này có thể nói rằng các trường đangành, kể cả công lập và ngoài công lập, đều có thể mở bất cứ ngành nàomà trường thấy có nhu cầu và đủ điều kiện, thưa bà?- Quytrình mở ngành được thực hiện theo Thông tư 08, trong đó qui định cácngành định mở phải phù hợp yêu yêu cầu nhân lực của địa phương, vùngmiền.
Đối với các trường ĐH công lập, khi Chính phủ ra quyết địnhthành lập đã xác định chức năng nhiệm vụ cụ thể của trường. Các trườngchiếu theo chức năng nhiệm vụ được giao để định hướng việc phát triểnngành nghề phù hợp.
Đối với các trường ngoài công lập thì chứcnăng, nhiệm vụ, định hướng ngành nghề đào tạo do các nhà đầu tư xác địnhkhi xây dựng đề án thành lập trường, và những nội dung này có thể đượcđiều chỉnh trong quá trình phát triển. Pháp luật không phân biệt đối xửvới các trường ngoài công lập.
Theo nguyên tắc, việc cấp phép chonhững ngành đặc biệt, có phạm vi, tiêu chuẩn, điều kiện riêng thì phạmvi, tiêu chuẩn, điều kiện đó phải được quy định minh bạch. Những quyđịnh này thể hiện trong quyết định thành lập trường, trong quy định vềmở ngành hoặc trong các quy định liên quan, trong các biện pháp quản lýhành chính của cơ quan có thẩm quyền... Nếu không có quy định riêng đặcbiệt nào thì phải theo quy định chung.
Khi trường đã chuẩn bị đủ điều kiện theo quy định, thì nghĩa vụ của cơ quan cấp phép là phải cấp phép.
Tức là Trường ĐH Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội không phải trường hợp đặc biệt?-Việc cho phép mở ngành y, dược trong Trường ĐH Kinh doanh và Công nghệHà Nội không phải tạo ra một ngoại lệ đặc biệt, không cần lo lắng rằngsau trường hợp này thì những điều gì sẽ xảy ra.
Ở Việt Nam hiệnnay có 21 trường đang đào tạo y đa khoa thì trong đó có 9 trường đangành và 5 trường ngoài công lập. Trong 26 trường đang đào tạo ngànhdược thì có 16 trường đa ngành và 14 trường ngoài công lập. Trên thếgiới cũng không nhiều trường y chuyên ngành mà đa số là ngành y được đàotạo trong trường đa ngành.
Hiện nay các Đại học Quốc gia và cáctrường đại học, học việc thí điểm thực hiện cơ chế tự chủ đã được nhànước cho tự chủ mở ngành đào tạo. Các trường này tùy theo định hướngchiến lược phát triển của mình, chủ động trong việc mở ngành, phát triểnchương trình đào tạo.
Trong quá trình đào tạo, Bộ GD-ĐT luôn ràsoát các điều kiện đảm bảo chất lượng, như trong thời gian qua, Bộ đãcho dừng nhiều ngành không đảm bảo chất lượng. Việc minh bạch thông tinchất lượng để xã hội giám sát, người học tham khảo… cũng là yêu cầutrong công tác kiểm định chất lượng và xếp hạng trường đại học đang vàsẽ được thực hiện trong thời gian tới để góp phần nâng cao chất lượngđào tạo.
Xin cảm ơn bà! Văn Chung – Ngân Anhthực hiệnTác Giả:Nhà cái uy tín