Gia đình chị Đặng Thị Thanh Ngân ở trọ sâu trong ngóc ngách của một con hẻm trên đường Hương Lộ 80B,ángcầmhơibằngcháoloãngvàniềmvuibữacơmcóthịsoccer live bóng đá phường Hiệp Thành, Q.12, TP.HCM. Chồng làm thợ hồ nhưng đã thất nghiệp từ đầu mùa dịch. Chị Ngân ở nhà trông con nhỏ, thỉnh thoảng nhận may gia công để kiếm thêm thu nhập, nhưng cũng chẳng còn nguồn hàng 3 tháng nay.
Đồng lương phụ hồ vốn đã bấp bênh, nhà lại đông con nhỏ, đủ thứ chi phí nên chẳng khi nào anh chị có tiền để dành. Trước đó, chị Ngân dự định chờ các con lớn thêm chút nữa sẽ đi nhà trẻ, chị đi làm phụ chồng lo kinh tế. Tuy nhiên, dịch bệnh ập đến mà họ chưa kịp chuẩn bị, nhiều tháng nay phải cố gắng cầm cự qua ngày.
Những đứa trẻ nhận được quà hỗ trợ từ bạn đọc Báo VietNamNet |
Nhờ địa phương hỗ trợ cho 15kg gạo, thỉnh thoảng có mớ rau, vài quả trứng, vợ chồng chị ăn tạm bợ cơm rau qua ngày, để dành trứng nấu cháo cho con. Cũng đã lâu rồi, 3 đứa nhỏ ngày nào cũng ăn cháo loãng cầm hơi.
“Chỉ cơm với rau thì các bé không ăn được, mà nấu trứng ăn cơm thì chẳng được mấy bữa, đành nấu cháo cho các con”, chị Ngân tâm sự.
Hơn 3 tháng giãn cách xã hội, vợ chồng chị Ngân còn nợ hơn 2 tháng tiền nhà, duy chỉ tháng đầu tiên nhận được 1,2 triệu đồng hỗ trợ của Chính phủ, họ lập tức đóng tiền trọ, bởi sợ bị đuổi ra đường, 3 đứa con thơ không biết sẽ sống ra sao.
Cũng đã lâu lắm, các con chị không biết đến vị của sữa. Thương các con, chị Ngân từng nhiều lần lên mạng xã hội xin được hỗ trợ, nhưng họa hoằn lắm mới được vài cân gạo, mớ rau. “Mùa dịch ai cũng khó, cho gì chúng tôi cũng quý. Chỉ tội mấy đứa nhỏ chưa biết gì đã phải chịu khổ”, chị giãi bày.
Xóm trọ nơi gia đình chị Ngân đang ở có 9 phòng. Tất cả đều là dân nhập cư từ các tỉnh lẻ. Người lớn đi làm thợ hồ, lượm ve chai, bán vé số hoặc may gia công tại nhà, nhưng đều đã thất nghiệp 3 tháng nay. Cả xóm có 8 em bé, nhỏ nhất mới 4 tháng tuổi, đang cùng cha mẹ trải qua những ngày tháng lịch sử này.
Ngày 2/9, chuyến xe chở những phần quà của chương trình Tiếp sức đẩy lùi đại dịch cùng VietNamNetđã có mặt tại khu trọ nghèo. Ai cũng hân hoan, bởi chẳng bao giờ nghĩ ngoài gạo và rau, họ còn được hỗ trợ cả thịt và sữa. Vậy là sau khoảng thời gian dài, những đứa trẻ được đổi món thành cháo thịt, và được bổ sung thêm sữa trong khẩu phần hằng ngày.
“Chúng tôi bất ngờ lắm. Xin thay mặt cả nhà trọ gửi lời cảm ơn đến Báo VietNamNet và các nhà hảo tâm đã thương những người dân nghèo chúng tôi. Mong sao đại dịch chóng qua để chúng tôi có thể đi làm nuôi con”, chị Ngân bày tỏ.
Những phần quà nhỏ làm ấm lòng người dân khó khăn |
Mong muốn được chung tay cùng cả nước chiến đấu với đại dịch, Báo VietNamNet phát động chương trình Tiếp sức đẩy lùi đại dịch cùng VietNamNet.
Chương trình nhằm mục tiêu hỗ trợ lương thực, nhu yếu phẩm cần thiết cho người nghèo, lao động tự do, người thất nghiệp bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19, các trung tâm bảo trợ xã hội, mái ấm tình thương…, những nơi chưa tiếp cận được gói cứu trợ.
Bên cạnh đó, chương trình cũng hướng tới hỗ trợ trang thiết bị y tế đến các bệnh viện, các trung tâm cách ly, trung tâm y tế, lực lượng y, bác sĩ. Đồng thời cũng chung tay góp phần đảm bảo lương thực thực phẩm để người dân nghèo an tâm thực hiện giãn cách xã hội, đảm bảo trang thiết bị y tế cho đội ngũ tuyến đầu chống dịch, đồng lòng cùng chống dịch Covid-19.
Bạn đọc đang gặp khó khăn; các tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp muốn tham gia chương trình tiếp sức, xin liên hệ với toà soạn theo cách sau:
Gọi đến tổng đài 19001081 (8h-20h mỗi ngày), hoặc gửi thông tin hoàn cảnh đến email: [email protected]để đăng ký.
Báo VietNamNet sẽ phối hợp cùng chính quyền địa phương xác nhận và tìm phương án hỗ trợ phù hợp nhất.
Với vai trò là cầu nối, Báo VietNamNet rất mong Quý bạn đọc hảo tâm, các Doanh nghiệp, Tổ chức sẽ cùng đồng hành với chương trình và san sẻ tình thương với đồng bào.
Khánh Hòa