Năm 2003,ôgáibịtạtaxitthamgiaAilàtriệuphúđểkiếmtiềnđiềutrịmannhan.net trực tiếp bóng đá khi mới 17 tuổi, Sonali là một sinh viên ưu tú, có tương lai tươi sáng chờ đón. Cô được bầu làm Chủ tịch Hiệp hội Sinh viên Đại học và đang theo học ngành Xã hội học. Những điều cô muốn làm là mang lại cuộc sống tốt đẹp hơn cho gia đình của mình.
Là cô gái trẻ trung, xinh đẹp và thông minh, Sonali được rất nhiều chàng trai yêu mến. Tuy nhiên, điều đó lại là nguyên nhân dẫn đến bi kịch của cô gái, làm thay đổi cuộc đời của Sonali chỉ trong phút chốc.
Mọi thứ thay đổi vào một ngày tháng 4/2003. Sonali được một chàng trai trong vùng cầu hôn nhưng cô từ chối.
Ngay trong đêm đó, khi Sonali đang say giấc, gã thanh niên cùng 2 người bạn của hắn đột nhập vào nhà Sonali và tạt axit vào mặt cô. Sự việc khiến Sonali bị bỏng 70% cơ thể, hai mắt gần như bị mù và tai điếc một phần. Bác sĩ cho biết toàn bộ da trên khuôn mặt của cô đã bị cháy, mí mắt, tai và miệng cũng bị tổn thương nặng nề nên việc tái tạo lại cả khuôn mặt là rất khó khăn.
Từ một cô gái xinh xắn, tài năng, Sonali bị mù gần như hoàn toàn, khuôn mặt bị biến dạng khủng khiếp. Ảnh: Indiatoday. |
Cuộc sống vô vọng
Đối với Sonali, vụ việc đã thay đổi toàn bộ ý nghĩa cuộc sống của cô. Tỉnh lại sau cơn đau như "có ngọn lửa cháy bùng trên mặt", cô rơi vào trạng thái tuyệt vọng. Từ cô gái xinh đẹp, tự tin, giờ đây Sonali thậm chí không thể nhìn thấy khuôn mặt mình xấu xí đến mức nào.
"Cảm giác như ánh sáng tắt đột ngột và bóng tối bao quanh tôi ở mọi phía. Tôi không còn hy vọng và không biết phải làm gì", Sonali nhớ lại. Vụ tấn công cũng tác động lớn tới toàn bộ gia đình Sonali, mẹ cô bị trầm cảm trong khi ông nội bị đột tử do đau tim.
Trong vòng 10 năm sau đó, Sonali phải trải qua 27 cuộc phẫu thuật để tái tạo lại khuôn mặt và các tổn thương liên quan. Điều đáng buồn là cô không nhận được sự giúp đỡ từ Chính phủ. Trong khi đó, gia đình gặp khó khăn, cha cô phải bán nhà cửa, đồ trang sức của mẹ để trang trải chi phí phẫu thuật và đòi lại công lý cho con gái.
Sự bất công đối với Sonali vẫn còn tiếp diễn khi những kẻ tấn công bị tuyên án 9 năm tù, nhưng nhanh chóng được thả ra chỉ 2 năm sau đó. Quá bất bình với điều này, Sonali quyết đòi lại công bằng nhưng không có kết quả. "Cha tôi đã tiêu tốn từng xu, hy vọng tôi có được công lý. Nhưng cuối cùng, chúng tôi bị mất tất cả trong khi bọn tội phạm vẫn nhởn nhơ ở ngoài đó", Sonali chia sẻ.
Năm 2012, Sonali từng muốn tự tử vì đã quá bế tắc trong cuộc sống. Ảnh: Mirror. |
Bước ngoặt mới trong cuộc đấu tranh của Sonali
Năm 2012, cảm thấy chán nản cuộc sống bất công, Sonali gửi thư kiến nghị Chính phủ phê duyệt cái chết cho mình. Trong bức thư, cô bày tỏ cảm giác tuyệt vọng ngày càng lớn, sống không có tương lai và sự thiếu công lý của quan tòa. Nhưng điều này là bất hợp pháp ở Ấn Độ nên yêu cầu của cô bị từ chối.
Tuy nhiên, từ lúc đó trở đi, Sonali bỗng mạnh mẽ và can đảm đến không ngờ. Cô quyết định đứng lên "đánh trả" để đấu tranh cho những người phụ nữ gặp phải trường hợp tương tự. Cô muốn chứng minh cho mọi người thấy tâm hồn của cô không dễ dàng "chết" như vậy dù dung nhan bị hủy hoại.
Bước đầu tiên trong cuộc chiến dài kỳ của Sonali chính là tham gia chương trình "Ai là triệu phú" của Ấn Độ. Cuối cùng cô đã giành được giải thưởng cao nhất 46.000 USD. Tờ CNN tiết lộ Sonali thừa nhận cô tham gia cuộc thi để kiếm chi phí cho quá trình điều trị của mình. Cô cũng dùng một phần số tiền để hoạt động xã hội, bảo vệ nạn nhân không may mắn như mình.
Ngoài ra, điều đó cũng là cách cô nâng cao nhận thức cho các nạn nhân bị tấn công bởi axit. Cô cũng khẳng định sự chú ý của truyền thông mang lại cho cô nền tảng để dám đứng lên đấu tranh.
Sau khi tham gia chương trình, Sonali nhận được rất nhiều hỗ trợ từ các tổ chức, cá nhân. "Tôi nhận ra mình không đơn độc, vì vậy, tôi từ bỏ ý định tự tử và quyết tâm chiến đấu như một người lính cho đến cuối cùng. Tôi còn sống như hiện tại là nhờ vào sự hỗ trợ của truyền thông", Sonali nói.
Sự đấu tranh không mệt mỏi và dũng cảm của cô cuối cùng cũng được đền đáp xứng đáng. Vào tháng 4/2013, các nhà chức trách Ấn Độ đã sửa đổi Luật để đưa ra biện pháp trừng phạt nghiêm minh hơn đối với các vụ tấn công bằng axit. Kẻ thủ ác sẽ bị phạt tiền và kết án 10 năm tù. Những nạn nhân bị tấn công bằng axit đều nhận được các khoản bồi thường tài chính và hỗ trợ tinh thần từ Chính phủ.
Sonali tìm được hạnh phúc của đời mình là anh chàng kỹ sư Chittaranjan Tiwari. Ảnh: Mirror. |
Chuyện tình đẹp như cổ tích
Câu chuyện nghị lực và lòng dũng cảm của Sonali được rất nhiều người biết đến, trong đó có chàng kỹ sư Chittaranjan Tiwari. Khâm phục tài năng và nghị lực của cô, Chittaranjan tìm đến và ngỏ lời muốn giúp đỡ. Năm 2015, bỏ qua bề ngoài nhiều khiếm khuyết, Chittaranjan đã cầu hôn cô và hai người chung sống hạnh phúc với nhau.
Chia sẻ về người chồng của mình, Sonali tự hào nói: "Chittaranjan là một người đàn ông nhạy cảm và giàu cảm xúc, tôi thực sự hạnh phúc khi có anh ấy nắm tay suốt cuộc đời".
Người thân, bạn bè rất vui mừng khi biết tin cô gái bất hạnh đã tìm được bến đỗ cuộc đời. Đến tháng 12/2016, cặp đôi hạnh phúc khi chào đón công chúa nhỏ, kết tinh của tình yêu chân thành của mình. Sonali và chồng quyết định đặt tên cho con gái là Pari, có nghĩa là "thiên thần" trong tiếng Hin-di.
"Tôi ước rằng có thể cho con những điều tuyệt vời nhất và hy vọng con sẽ được lớn lên trong môi trường an toàn", Sonali chia sẻ.
Dù không thể nhìn thấy hình hài của con, Sonali vẫn cảm nhận được nét đẹp đáng yêu của con. Cô cho biết: "Mỗi khi chạm nhẹ lên khuôn mặt nhỏ xinh của con gái, tôi lại có cảm giác như đã tìm lại được gương mặt ngày xưa của mình".
Dưới đây là những góc ảnh đẹp “thần tiên” hiếm thấy về tuổi thơ với nhiều góc ảnh lạ lẫm, đối lập với bối cảnh đời sống hiện đại hôm nay của nhiều em nhỏ.