Sau khi Bộ KH&CN ban hành Tiêu chuẩn Quốc gia TCVN về Camera giám sát hành trình và Bộ GTVT ra văn bản lần 3 đôn đốc lắp camera trên xe theo Nghị định 10,ắpcamerađạtchuẩntiệníchgiảmchiphíchodoanhnghiệpvậntảkq c1 2023 Hiệp hội vận tải ô tô Việt Nam đã có văn bản nhắc các đơn vị vận tải khẩn trương lắp camera hoàn thành trước 31/12 tới và khuyến cáo Camera phải đạt TCVN.
Các DN công nghệ cũng đã nỗ lực để đáp ứng được TCVN của Bộ KH&CN, trong đó những doanh nghiệp đi đầu là BA GPS, và BA-SmartCamera có sản phẩm đầu tiên được cấp chứng nhận TCVN.
Đại diện doanh nghiệp BA GPS chia sẻ, BA-SmartCamera sử dụng bộ 3 chip Vi xử lý, GNSS và 4G hãng Qualcomm của Mỹ, sử dụng bộ nhớ SSD, có thời gian bảo hành 24 tháng. Thiết bị kết nối với đa dạng loại mắt thu camera với độ phân giải cơ bản: 720p,1080p và loại mở rộng: 2K,4K, tùy theo mức đầu tư, chi phí đường truyền và lưu trữ.
Nghị định 10/2020 quy định một số loại xe kinh doanh vận tải phải lắp camera. Nhiều nhà cung ứng đã tham gia thị trường tạo ra cuộc đua khốc liệt, nên buộc phải đổi mới công nghệ để đáp ứng các quy định, giá cả và chất lượng.
Quy luật cạnh tranh khiến người tiêu dùng được hưởng lợi, giá lắp đặt thiết bị phần cứng từ 10-12 triệu/xe, thì nay theo tìm hiểu chỉ còn khoảng 3-5 triệu/xe. Giá cả tuy không còn đáng ngại, nhưng nếu chọn nhầm lại “tiền mất tật mang”.
Ngày 4/11/2021, Bộ KH&CN ban hành TCVN về Camera giám sát hành trình. Để được chứng nhận, sản phẩm phải qua công đoạn được Tổng cục Đo lường chất lượng đánh giá về chất lượng và phù hợp với Nghị định 10 cùng các văn bản liên quan.
Theo đó, người mua chỉ cần chọn sản phẩm đã được chứng nhận TCVN, thay vì như trước đây phải tin hoàn toàn nhà cung cấp quảng cáo hoặc phải “nhức não” đọc hiểu hết các văn bản pháp luật vốn chứa nhiều kỹ thuật phức tạp rồi tự đánh giá.
Ông Nguyễn Văn Quyền, Chủ tịch Hiệp hội vận tải ô tô Việt Nam cho biết, các đơn vị vận tải vẫn có thể chọn camera theo tiêu chí của Nghị định 10 và thông tư 12. Tuy nhiên lắp camera theo TCVN sẽ tối ưu và tiết kiệm lâu dài, bởi được tích hợp thiết bị giám sát hành trình (GSHT) công nghệ 4G, nên không cần sử dụng thiết bị GSHT 2G cũ đã lắp. Vì thế, chỉ cần duy trì 1 simcard 4G, chỉ phải bảo hành 1 thiết bị, giảm tránh tổn hại ắc quy và hao phí nhiên liệu, sắp tới nhà mạng cắt 2G thì không bị ảnh hưởng.
Ông Quyền cho rằng bấy lâu nhiều doanh nghiệp vận tải đang chờ tiêu chuẩn rồi mới lựa chọn. Sau khi có TCVN, các doanh nghiệp sẽ yên tâm và lắp camera đúng hạn trước 31/12/2021 như Chính phủ quy định.
Đồng quan điểm, đại diện Chi hội GSHT - nơi tập hợp các doanh nghiệp cung cấp camera và GSHT chia sẻ, lắp camera Nghị định 10 đang có 2 xu hướng: Rời rạc và tích hợp.
Xu hướng rời rạc phải sử dụng 2 thiết bị trên xe, gồm 1 thiết bị camera rời và 1 thiết bị GSHT.
Do dùng 2 thiết bị nên hại ắc quy, dùng 2 SIM nên tốn phí duy trì... Sắp tới, nhà mạng cắt sóng 2G, doanh nghiệp vận tải phải một lần nữa mất phí nâng cấp thiết bị GSHT lên 4G.
TCVN theo xu hướng tích hợp, chỉ lắp 1 thiết bị duy nhất trên xe, nên khắc phục được các nhược điểm trên.
“Một vài hội viên có thể có sản phẩm tích hợp đáp ứng được TCVN, đã và đang đăng ký hồ sơ, đo thử nghiệm và cấp chứng nhận. Một số doanh nghiệp không đủ năng lực sản xuất, buộc phải nhập khẩu nên không chủ động được phần mềm và phần cứng” - đại diện Chi hội GSHT cho biết.
H. P.(tổng hợp)