Nguyễn Hoàng Dương có lẽ là thí sinh đặc biệt của đội tuyển Việt Nam tham dự kỳ thi Olympic Hóa học quốc tế. Em là thí sinh nhỏ tuổi nhất trong 4 học sinh đoạt huy chương Vàng năm nay.
Trước đó,ấmhuychươngVàngquốctếcủacậuhọctrònhỏtuổinhấtđộituyểnHóahọbrisbane – adelaide utd Dương cũng là học sinh lớp 10 đầu tiên giành giải Ba trong kỳ thi Học sinh giỏi quốc gia môn Hóa học.
Nguyễn Hoàng Dương, học sinh lớp 11, Trường THPT Chuyên Khoa học Tự nhiên
Thử ngồi dự thính và bước nhảy vọt vào tốp đầu
Từ năm học lớp 9, Dương đã “nổi tiếng” với những thành tích nổi bật ở môn Hóa học, khi đạt giải Nhất cấp quận; Giải ba cấp thành phố môn Hóa học.
Thầy Vi Anh Tuấn, Hiệu phó trường THPT Chuyên Khoa học Tự nhiên nhớ lại, thời điểm ấy, khi cán bộ nhà trường đi “lùng sục” ở các trường cấp 2 thì được thầy cô phụ trách đội tuyển của Trường THPT Chuyên Hà Nội – Amsterdam giới thiệu về Dương.
Vì thế, Trường THPT Chuyên Khoa học Tự nhiên đã mời Hoàng Dương đến tham quan trường, cho em làm quen với các anh chị khóa trên.
Kết thúc năm học lớp 9, Nguyễn Hoàng Dương thi đỗ vào lớp chuyên Hóa của cả Chuyên Sư phạm, Chuyên Hà Nội - Amsterdam và Chuyên Khoa học Tự nhiên. Cuối cùng, em quyết định chọn Trường THPT Chuyên Khoa học Tự nhiên vì cảm thấy “đó là môi trường thích hợp nhất để phát triển đam mê của mình”.
Vào học lớp 10 được vài tháng, nhận thấy Dương có khả năng vượt trội, thầy cô thử cho em ngồi dự thính lớp ôn luyện đội tuyển dự thi học sinh giỏi quốc gia cùng anh chị khóa trên. Chỉ sau 4 tháng, Dương đã đuổi kịp tiến độ của các thành viên trong đội.
Khi thi chọn đội tuyển, điểm của Dương nằm trong tốp đầu, cao hơn một số học sinh lớp 11 và 12. Vì thế, lần đầu tiên trong lịch sử, có một học sinh lớp 10 được chọn đi dự thi học sinh giỏi quốc gia. Năm ấy, Dương giành được giải Ba. Đến năm lớp 11, Dương tiếp tục đi thi và giành được giải Nhất.
“Việc phát hiện và tạo điều kiện sớm là điều quan trọng giúp Dương nhanh chóng phát huy được khả năng”, TS. Vi Anh Tuấn nói.
Thành tích "đình đám" trong môn Toán
Sau 11 năm đi học, Dương không còn nhớ hết số giải thưởng đã đạt được.
Khi là học sinh Trường THPT Chuyên Hà Nội – Amsterdam, Nguyễn Hoàng Dương từng giành giải Nhất kỳ thi Toán quốc tế giữa các thành phố (ITOT) lần thứ 37 ở Nga năm lớp 7; Huy chương Đồng kỳ thi Toán quốc tế (IMC) năm lớp 8; Giải Xuất sắc cuộc thi Toán học Úc bậc THCS (AMO) và Top 5% kỳ thi Toán học Hoa Kỳ (AMC) năm lớp 9.
Thế nhưng, khi bắt đầu tiếp xúc với môn Hóa vào năm lớp 8, Dương bỗng cảm thấy yêu và muốn gắn bó. “Năm lớp 8, khi làm các thí nghiệm, em rất thích thú với việc đổi màu của một số chất hay sự biến chuyển từ chất này sang chất khác. Đến khi tự học, tự tìm tòi, em lại càng thấy yêu thích hơn.
Hóa học là một môn thiết thực với đời sống, giúp mình khám phá được cơ thể con người, nghiên cứu ra những vị thuốc, vật liệu mới”, Dương nói.
Truyền thống gia đình cũng là một phần cộng hưởng khiến Hoàng Dương muốn gắn bó với môn Hóa. Bố của Dương là PGS.TS Nguyễn Văn Tuấn, Trưởng bộ môn Tâm thần của ĐH Y Hà Nội; mẹ em là TS. BS Nguyễn Phương Thanh, Giám đốc Pháp chế và Quản lý chất lượng ngành Dược phẩm của văn phòng đại diện Tập đoàn Abbott (Mỹ) tại Việt Nam.
“Công việc của bố mẹ em làm trong ngành Y nên liên quan mật thiết đến Hoá. Bố em hay kê các đơn thuốc, đọc nhiều tên vị thuốc nên em nhớ được các tên. Sau này khi học Hoá, em thấy nó cũng gắn liền với các chất hoá học”.
Nguyễn Hoàng Dương bên bố mẹ và em trai
Nỗ lực tìm chiến thuật riêng
PGS.TS Nguyễn Ngọc Hà, Chủ nhiệm Khoa Hoá học (Trường ĐH Sư phạm Hà Nội), người dẫn đoàn Việt Nam tham dự kỳ thi Olympic Hóa học quốc tế năm nay cho biết, trước kỳ thi, Dương gặp không ít bất lợi.
“Trước tiên là bất lợi về kiến thức, 3/4 học sinh trong đội tuyển Hóa là học sinh lớp 12, có nhiều thời gian học, ôn tập và trải nghiệm hơn. Để đuổi kịp tiến độ của những thành viên cùng đội, Dương đã phải cố gắng nỗ lực không ngừng nghỉ.
Sau 3 tuần ôn luyện, khoảng cách kiến thức của Dương với 3 thành viên còn lại gần như không có. Các bài tập Dương luôn tìm ra mấu chốt của bài sớm, cách giải đều rất nhanh và chính xác”, PGS Hà nói.
Bản thân Dương cũng không nhớ nổi mình đã làm bao nhiều bài Hóa. “Mỗi ngày sẽ làm rất nhiều, nhưng quan trọng cả đội sẽ làm những bài khó, tập trung vào chất lượng bài chứ không phải số lượng. Tất cả sẽ cùng giải, sau đó tìm ra cách hay nhất trong 4 người.
Đi thi cùng các anh chị vốn hơn mình một năm và đều rất xuất sắc, em học được nhiều thứ, bởi có người mạnh về tốc độ, kỹ năng làm; có người mạnh về tư duy; có người mạnh về sự cẩn thận.
Vì thế, em luôn thử tốc độ nhanh hơn so với người nhanh nhất, thử làm chậm hơn để so với người cẩn thận nhất để xem phần trăm lỗi sai của mình là bao nhiêu. Qua những lần ấy, em đã tìm ra chiến thuật và tốc độ làm bài phù hợp nhất với bản thân”.
Hoàng Dương đánh giá năm nay là một năm có lợi thế rất lớn đối với Việt Nam khi không thi thực hành. "Với lợi thế ấy, thầy cô rất kỳ vọng năm nay toàn đội sẽ giành được nhiều huy chương Vàng”, Dương nói.
"Em luôn cố gắng tìm ra chiến thuật riêng cho bản thân", Dương nói.
Buổi lễ trao giải, Dương đến Trường ĐH Sư phạm Hà Nội để ngồi xem cùng thầy cô.
“Đến khi hết giải Bạc không thấy tên Việt Nam, các thầy rất sung sướng vì đoán chắc cả đội tuyển sẽ được huy chương Vàng. Kết quả đúng như dự đoán, cả phòng gồm 4 thí sinh, 3 thầy cô dẫn đoàn và một số thầy bên Bộ GD-ĐT cũng bắt tay nhau. Cảm xúc của em khi ấy rất nhẹ nhõm”, Dương kể.
Giờ đây, Dương cho biết sẽ cho phép bản thân “tạm thư giãn” để dành một chút thời gian cho sở thích cá nhân như đá bóng, đánh cờ vua, chơi bóng rổ. Sau thời gian này, Dương sẽ tập trung cho kỳ thi Olympic quốc tế vào năm sau sẽ diễn ra vào Nhật Bản.
“Em rất hy vọng và chờ đợi vào phần thi thực hành năm sau”, Dương nói.
Nguyễn Hoàng Dương chơi piano cũng rất giỏi
Tình yêu với Sách Kể về con trai, chị Nguyễn Phương Thanh (mẹ của Dương) cho biết, Dương rất thích đọc sách. Vì thế, căn nhà có riêng một thư viện để cả nhà cùng sử dụng. Mọi ngóc ngách trong nhà, kể cả nhà vệ sinh cũng đều có sách và truyện. “Mình cứ tạo cho con niềm đam mê sách một cách đơn giản. Hồi nhỏ, trước khi đi ngủ, mình đều đọc sách cho con nghe”. Vì thế, lên lớp 1 Dương đã tự biết chữ. Cứ như vậy dần trở thành thói quen, Dương yêu sách truyện một cách tự nhiên. Có những cuốn truyện Dương đọc đi đọc lại đến cả vài chục lượt. Có khi bố mẹ không cho đọc truyện nhiều, Dương lại lén vào nhà vệ sinh để ngồi đọc. Chị Thanh cho rằng, đến tận bây giờ, điều khiến chị mừng nhất là cả hai con của chị đều biết tự lên kế hoạch cho bản thân và vạch ra mục tiêu cho chính mình. |
Thúy Nga
UBND thành phố Hải Phòng vừa tặng thưởng 500 triệu đồng cho nam sinh đoạt Huy chương Vàng Olympic Hóa học quốc tế; 400 triệu đồng cho thầy cô và Ban Giám hiệu Trường THPT Chuyên Trần Phú.