Video: Biệt thự cổ ở Hải Phòng của doanh nhân Nguyễn Sơn Hà
Doanh nhân Nguyễn Sơn Hà (1894 - 1980) quê gốc ở Sơn Tây (Hà Nội) là một trong những thương gia lừng lẫy của Việt Nam đầu thế kỷ 20.
Cụ có 3 người vợ chính thức và 12 người con. Sau khi người vợ Nguyễn Thị Nhiêu qua đời,ệnănTếttrongbiệtthựmcủađạigiađấtCảbong da hom cụ tái hôn với giai nhân xứ kinh bắc - Nguyễn Thị Ngọc Mùi (1918 - 1997).
Năm 1939, vợ chồng doanh nhân Nguyễn Sơn Hà khởi công xây dựng căn biệt thự ở đường Lạch Tray (Ngô Quyền, Hải Phòng) với diện tích 2.000 m2 gồm cả bể bơi, vườn hoa, sân tennis.... Thời kỳ đó, đây được coi là biểu tượng ở thành phố Hải Phòng.
Một góc biệt thự Nguyễn Sơn Hà tại Hải Phòng. |
Tại đây vợ chồng doanh nhân Nguyễn Sơn Hà và 12 người con đã có những năm tháng đầy ắp kỷ niệm.
Họa sĩ Nguyễn Thị Sơn Trúc (SN 1944), con gái doanh nhân Nguyễn Sơn Hà, chia sẻ: “Mẹ tôi là người đảm đang, bà luôn biết cách sắp xếp, quán xuyến việc nhà một cách khoa học.
Bố tôi bận rộn, quanh năm đam mê với công việc nghiên cứu, chế tạo sơn và kinh doanh. Việc dạy dỗ con và sắp xếp công việc trong gia đình phần lớn do mẹ tôi đảm nhiệm”.
Con trai cả Nguyễn Sơn Lâm của doanh nhân Nguyễn Sơn Hà và người vợ Nguyễn Thị Nhiêu (mặc quần soóc, đứng thứ 2 bên tay phải). |
Bà Trúc cũng cho hay, mình đã có tuổi thơ hạnh phúc bên cha mẹ và các anh, chị, em nhưng có lẽ ấn tượng sâu đậm nhất với bà là những ngày Tết.
Ngược dòng thời gian, nữ họa sĩ bồi hồi nhớ lại tháng ngày cũ. Mỗi dịp Tết Nguyên đán, ai nấy trong gia đình bà đều trở nên tất bật hơn.
“Mẹ tôi nói quanh năm suốt tháng bộn bề với công việc, Tết là khoảng thời gian để mọi người xích lại gần nhau. Vì thế với tôi, ký ức về Tết bao giờ cũng thiêng liêng, xúc động.
Tôi vẫn nghe các chị lớn kể, mặc dù nhà có người giúp việc nhưng trước Tết mẹ tôi phân công cho các con dọn dẹp nhà cửa, lau chùi các vật dụng. Không khí trong gia đình rất nhộn nhịp, ngập tràn tiếng cười.
Bố mẹ tôi thường dạy, mình may mắn có cuộc sống đủ đầy hơn người khác nhưng không phải ỉ vào đó mà lười nhác. Vì vậy bà luôn phân công việc từ lớn đến nhỏ cho tất cả các con trong nhà để dạy các con con bài học về tình yêu với lao động”, bà Trúc cho hay.
Cận Tết, cụ Ngọc Mùi xuống làng hoa Hạ Lũng (Đằng Hải, Hải An, Hải Phòng) chọn cây cảnh và hoa chưng ngày Tết.
Khắp sân nhà được cụ điểm tô bằng các chậu hoa cúc, đan xen vài khóm thược dược. Khu vườn phía sau, gần bể bơi cụ trồng nhiều loại hồng, đến dịp Tết, các loại hoa đua nhau khoe sắc. Cụ Mùi cũng không quên sắm một cành đào rực rỡ và chậu quất đặt trong nhà.
“Các chị em tôi thích nhất là được đi chợ Hàng (quận Lê Chân) ngắm cây cảnh, chim chóc … Đây là chợ phiên họp vào các ngày 5, 10 và 15 âm lịch. Ngày nay chợ họp vào Chủ nhật hàng tuần”, người phụ nữ sinh năm 1944 nhớ lại.
Khi công việc chuẩn bị tươm tất, sáng 30 Tết, cụ Mùi sửa soạn ban thờ, làm bữa cơm tất niên và cho người nấu lá mùi cho các con tắm rửa, gột sạch bụi bẩn của năm cũ, chào đón năm mới.
Phòng khách của ngôi nhà hiện đặt ban thờ vị doanh nhân lừng lẫy. |
Bà Sơn Trúc chia sẻ, do Hải Phòng gần biển, ngoài các món ăn đặc trưng như nem, măng, giò mọc… mâm cỗ ngày Tết có thêm nhiều đồ hải sản là tôm, cá.
“Mẹ tôi dùng cua, tôm cuốn nem. Món ăn này còn được dùng để tiếp khách quý đến chúc Tết”, bà Trúc nhớ lại.
Sáng mùng 1 Tết, người con cả Nguyễn Sơn Lâm của doanh nhân Nguyễn Sơn Hà dậy sớm, đánh thức các em. Con trai mặc quần áo mới, con gái mặc áo dài gấm màu đỏ, tự vệ sinh cá nhân rồi cùng nhau ra phòng khách.
Tại đây, vợ chồng doanh nhân Nguyễn Sơn Hà ngồi trên hai chiếc ghế gỗ, trong khi cụ Sơn Hà mặc áo vest thì cụ Mùi mặc áo dài nhung, khăn xếp.
"Mẹ tôi đặc biệt yêu thích tà áo dài truyền thống. Bà có những chiếc áo đến nay các con vẫn còn lưu giữ làm kỷ niệm. Những ngày bình thường, bà ăn mặc giản dị và áo dài bà luôn dành cho những dịp lễ, Tết, ngày quan trọng", bà Sơn Trúc cho biết.
Sinh thời, cụ Ngọc Mùi rất yêu áo dài. Gia đình vẫn còn lưu giữ nhiều áo dài cụ sử dụng từ lúc trẻ đến khi về già. |
Sau khi chuẩn bị xong, anh em bà Trúc lần lượt lên chúc Tết bố mẹ, hứa hẹn năm mới sẽ phấn đấu học tốt và ngoan ngoãn. Cụ Ngọc Mùi vui vẻ gọi các con lại phát vốn lấy may.
Nữ họa sĩ kể tiếp: “Những ngày giáp Tết, anh cả Sơn Lâm của tôi đã sáng tác một bài hát chào năm mới. Anh học giỏi, biết về thơ ca, sáng tác nhiều bản nhạc hay. Ở Hải Phòng, anh và nhạc sĩ Nguyễn Đình Thi từng là hai học sinh tiêu biểu, được khen thưởng.
Anh bí mật tập trung các em lại dạy hát. Ngày đầu năm, chúng tôi xếp hàng ngang, cùng đồng thanh hát theo sự bắt nhịp của anh trong sự bất ngờ của bố mẹ".
Bài hát có câu: “Đầu năm anh em con cùng giúp nhau. Mừng cho thầy me (bố mẹ) được vui sướng luôn và đừng hay ốm đau. Chúng con bao giờ cũng yêu thầy me. Chúng con hứa sẽ học tốt cho nên người...”.
"Năm tháng qua đi, lời bài hát ngày ấy vẫn in sâu trong tâm trí tôi...", nữ họa sĩ xúc động cho biết.
Trong Tuần lễ vàng, doanh nhân Sơn Hà không ngần ngại rút chiếc nhẫn quý bằng platin, cẩn kim cương bỏ vào thùng hiến tặng nhà nước.