Hơn 20 năm hợp tác y tế Việt - Mỹ
Hợp tác y tế là một trong những trụ cột của quan hệ song phương Việt - Mỹ. Đây là khẳng định của ông Marc E. Knapper,ĐạisứMỹHợptácytếlàmộttrongcáctrụcộtcủaquanhệViệxem bong da trục tiếp Đại sứ Mỹ tại Việt Nam trong chuyến thăm và làm việc tại Bệnh viện Bạch Mai chiều 6/11.
Theo Đại sứ Marc E. Knapper, trong hơn 20 năm hợp tác về lĩnh vực y tế, Mỹ đã hỗ trợ Việt Nam trong nhiều công tác phòng chống bệnh tật và bảo vệ sức khỏe cộng đồng.
Trong lĩnh vực y tế, đến năm 2004, Việt Nam được chọn là một trong 15 nước được ưu tiên nhận viện trợ từ "Kế hoạch Cứu trợ Khẩn cấp AIDS của Tổng thống Mỹ" (PEPFAR) trị giá 15 tỷ USD để chống lại đại dịch HIV/AIDS trên toàn cầu.
Cũng theo Đại sứ Mỹ, năm 2013, cùng với Uganda, Việt Nam là một trong hai quốc gia được chọn để triển khai Sáng kiến An ninh Y tế Toàn cầu.
Kết quả của dự án này là vào năm 2014, Việt Nam trở thành một trong 30 quốc gia đầu tiên được chọn để nhận hỗ trợ từ Chính phủ Mỹ nhằm phát triển các hệ thống mô hình để thúc đẩy Chương trình Nghị sự An ninh Y tế Toàn cầu. Việt Nam cũng là một trong 10 quốc gia ưu tiên nhận hỗ trợ kỹ thuật và tài chính trực tiếp từ CDC Mỹ.
"Đặc biệt trong đại dịch Covid-19 vừa qua, thông qua cơ chế Covax, Mỹ đã viện trợ cho Việt Nam gần 50 triệu liều vaccine và 34 tủ đông âm sâu để bảo quản vaccine", Đại sứ Mỹ nhấn mạnh.
Đáng chú ý, năm 2021, Bộ Quốc phòng Mỹ đã trao tặng một máy giải trình tự gen thế hệ mới cho Bệnh viện Bạch Mai, để hỗ trợ công tác giám sát, phát hiện các biến chủng mới của Covid-19.
Ngược lại, khi Mỹ đang trong tình cảnh khó khăn vào mùa xuân năm 2020, Việt Nam cũng đã cung cấp rất nhiều khẩu trang và thiết bị y tế.
Chia sẻ tại buổi làm việc, PGS.TS Đào Xuân Cơ, Giám đốc Bệnh viện Bạch Mai nhấn mạnh, sự hỗ trợ kịp thời của Mỹ đã góp phần giúp Việt Nam vượt qua đại dịch, giảm thiểu nhiều thiệt hại nhất có thể.
"Chúng ta đang tiến tới mốc 30 năm thiết lập quan hệ ngoại giao Việt - Mỹ. Năm 1995, tôi là cậu sinh viên năm thứ 5. Khi tôi biết Đại sứ Mỹ đầu tiên tới Việt Nam, tôi cảm thấy vô cùng phấn khởi. Hai nước đã khép lại quá khứ và mở ra trang mới rất hào hùng cho quan hệ hai nước", PGS Cơ nói.
Bên cạnh đó, với việc được tài trợ máy giải trình tự gen và hỗ trợ đào tạo nâng cao năng lực cho đội ngũ nhân sự về công tác này, Bệnh viện Bạch Mai đã trở thành một trong những phòng xét nghiệm lâm sàng đầu tiên tại Việt Nam có khả năng độc lập phân tích trình tự gen.
Đẩy mạnh hợp tác đào tạo, nghiên cứu
Theo báo cáo từ khoa Vi sinh, kể từ khi được Mỹ tài trợ, cơ sở này đã thực hiện xét nghiệm RT-PCR cho 868 chủng bệnh phẩm hô hấp, qua đó phát hiện 500 mẫu bệnh phẩm dương tính virus cúm.
Trong số này, bệnh viện đã giải trình tự 222 mẫu bệnh phẩm và phát hiện 91 mẫu cúm A H1N1 và 65 mẫu cúm A H3N2.
Đáng chú ý, trong tháng 6, bệnh viện đã phát hiện chủng A H1N1 từ lợn, góp phần trong công tác cảnh báo về dịch.
"Sự hỗ trợ về nâng cao nhân lực cho Bệnh viện Bạch Mai không chỉ dừng lại cho riêng Bệnh viện chúng tôi. Với vai trò là bệnh viện tuyến đầu, chúng tôi sẽ mở rộng tập huấn cho các phòng xét nghiệm ở các tuyến dưới", PGS Cơ chia sẻ.
Trong chuyến công tác của Đại sứ Marc E. Knapper và phái đoàn Mỹ lần này, Bệnh viện Bạch Mai bày tỏ mong muốn Đại sứ Marc E. Knapper sẽ tiếp tục quan tâm và giúp đỡ bệnh viện triển khai các hoạt động về hợp tác đào tạo, nghiên cứu khoa học, chuyển giao kỹ thuật.
Một trong số đó là hỗ trợ về công tác tổ chức hoạt động hệ thống cấp cứu, đặc biệt là hệ thống cấp cứu ngoại viện. Theo Giám đốc Bệnh viện Bạch Mai, Mỹ là nước có hệ thống cấp cứu ngoại viện rất hiện đại và hiệu quả.
Qua đó, bệnh viện có thêm những cơ hội được học hỏi, nâng cao chất lượng và trình độ chuyên môn để phục vụ người bệnh ngày một tốt hơn.
Đáp lại đề xuất của Bệnh viện Bạch Mai, Đại sứ Marc E. Knapper và phái đoàn Mỹ hứa sẽ tiếp tục quan tâm, hỗ trợ bệnh viện trong các hoạt động đào tạo, nghiên cứu khoa học, chuyển giao công nghệ, đưa quan hệ hợp tác về y tế giữa hai nước sẽ ngày càng phát triển và bền chặt.