Số liệu này được ông Lâm Văn Quản,ữsinhhọcngànhlogisticsởViệtNamtătỷ lệ kèo 888 Chủ tịch Hội giáo dục nghề nghiệp TP.HCM, đưa ra tại phiên họp xin ý kiến dự thảo: “Báo cáo đề xuất tăng cường sự tham gia của phụ nữ, người khuyết tật và hòa nhập xã hội (GEDSI) trong giáo dục nghề nghiệp lĩnh vực logistics”.
Ông Quản cho biết qua khảo sát, số lượng người học vào các ngành logistics trong những năm gần đây tăng cao. Tỷ lệ người học là nữ giới, đặc biệt trong các ngành về kinh doanh, quản trị, quản lý, bán hàng, hành chính về logistics, marketing, thương mại điện tử... chiếm khoảng trên 55%.
Khoảng 85% người học có việc làm sau 6 tháng tốt nghiệp. Lao động nữ chiếm tỷ lệ ngày càng cao trong các doanh nghiệp và tập trung nhiều ở vị trí dịch vụ hỗ trợ, kinh doanh thương mại điện tử, hành chính.
Ông Hoàng Thái Sơn, Trưởng nhóm nghiên cứu về GEDSI (hiện đang công tác tại Cục Quản lý và chất lượng, Bộ GD-ĐT), cho rằng, một trong những lý do dẫn đến sự gia tăng người học là vấn đề về GEDSI liên quan giáo dục nghề nghiệp đã được đề cập trong nhiều văn bản chỉ đạo của Đảng và các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan.
Ngoài ra, hiện nay có nhiều chương trình giáo dục nghề nghiệp được thiết kế mở, gắn với yêu cầu của doanh nghiệp, có lồng ghép các yếu tố bình đẳng giới, người khuyết tật và hòa nhập xã hội. Đồng thời, chất lượng đào tạo ngày càng cao và sự phát triển nhanh, đòi hỏi nhu cầu nhân lực của lĩnh vực logistics đã giúp người học có nhiều cơ hội việc làm, cải thiện thu nhập.
Phụ nữ, người khuyết tật và các đối tượng thiệt thòi yếu thế bắt đầu nhận thấy môi trường học tập trong lĩnh vực này phù hợp hơn, nhiều cơ hội nghề nghiệp và việc làm bền vững.
Tuy nhiên, theo PGS.TS Bùi Văn Hưng, Hiệu trưởng Trường Cao đẳng Kỹ nghệ II, hiện nay sự tham gia của phụ nữ, người khuyết tật trong một số ngành được coi là “ngành của nam giới” như xếp dỡ cơ giới tổng hợp, quản lý kinh doanh vận tải và các ngành nghề khác liên quan đến lĩnh vực điều khiển phương tiện, thiết bị; khai thác, kỹ thuật, bốc xếp; an ninh, an toàn và kỹ thuật trong lĩnh vực logistics vẫn còn thấp.
“Đây cũng là một vấn đề cần xem xét trong việc đào tạo nghề cho người khuyết tật gắn với việc làm bền vững, giúp họ hòa nhập, làm việc trong thị trường lao động nói chung và lĩnh vực logistics nói riêng”, ông Hưng nói.
Để tăng cường sự tham gia của phụ nữ, người khuyết tật và hòa nhập xã hội trong giáo dục nghề nghiệp lĩnh vực logistics, PGS.TS Bùi Văn Hưng cho rằng cần phải thực hiện nhiều giải pháp đồng bộ. Trong đó, các giải pháp quan trọng nhất là phải thực hiện tốt các chính sách của Nhà nước về GEDSI trong giáo dục nghề nghiệp; đẩy mạnh công tác truyền thông, hướng nghiệp, đào tạo phải đáp ứng thị trường lao động và việc làm; cải thiện cơ sở vật chất, môi trường học tập, các điều kiện sinh hoạt, làm việc nhằm tạo điều kiện, động viên, khích lệ phụ nữ, người khuyết tật và đối tượng thiệt thòi tham gia.
Bà Phạm Ngọc Diễm, Phó Hiệu trưởng Trường Cao đẳng Kinh tế Kỹ thuật TP.HCM, cho rằng: “Một trong những yếu tố quan trọng để bảo đảm sự tham gia của phụ nữ, người khuyết tật trong giáo dục nghề nghiệp là cần có môi trường học tập và lao động thân thiện, bao gồm môi trường vật chất như: lối đi, thang máy, buồng thay đồ, nhà vệ sinh, thời gian nghỉ ngơi, làm việc, nghỉ thai sản phù hợp với phụ nữ và người khuyết tật; môi trường tinh thần như mọi người được cảm thấy được đối xử bình đẳng, công bằng, không có sự kỳ thị, phân biệt đối xử để họ cảm thấy yên tâm, tự tin với môi trường học tập và lao động”.
Lâm Anh
Bỏ tập đoàn đa quốc gia, thủ khoa Ngoại thương trải nghiệm học ở 4 nước miễn phíTừng trở thành “hiện tượng” vì biết sử dụng 4 ngôn ngữ khác nhau và là thủ khoa đầu ra của Trường ĐH Ngoại thương, Hòa khiến nhiều người bất ngờ khi quyết định rời khỏi một tập đoàn đa quốc gia để “gap year” 1 năm.