Anh Đinh Vạn Tiến (bìa phải) cùng Hội đồng quản trị XNLD Visorutex dự kỳ họp thứ 19 Hội đồng quản trị và thăm nhà máy vỏ ruột xe cỡ lớn tại Ucren (Nga)
Mùa xuân của đất trời đang về. Đối với trên 400 công nhân (CN) của Xí nghiệp Liên doanh Visorutex (gọi tắt XN) có một mùa xuân khác cũng đang về. Đó là mùa xuân của trù phú,ườigópphầntôthắmnhữngmùaxuâkq chelsea hôm nay ấm no và hạnh phúc. Bởi hơn 10 năm qua, thu nhập của người lao độngå luôn tăng theo từng năm. Chất lượng cuộc sống vật chất và tinh thần của họ càng được cải thiện và nâng cao. Được như thế, bên cạnh sự lãnh đạo sáng tạo của Hội đồng quản trị, Ban tổng giám đốc, sự nỗ lực vượt khó vươn lên của cán bộ, CN toàn đơn vị, còn có sự đóng góp công sức không nhỏ của người lãnh đạo năng động của XN. Đó là anh Đinh Vạn Tiến, Chủ tịch Hội đồng quản trị XN.Sinh ra và lớn lên trên vùng đất có bề dày truyền thống lịch sử, cố đô Hoa Lư, Ninh Bình, năm 1970, chàng thanh niên Đinh Vạn Tiến tình nguyện lên đường tham gia bộ đội. Ngay sau đó, năm 1971, anh được vào Nam chiến đấu trên chiến trường Đông Nam bộ ở đơn vị Đoàn pháo binh 75 Biên Hòa thuộc Sư đoàn 9 bộ binh. Với những thành tích trong chiến đấu, năm 1973, anh vinh dự được đứng chân trong hàng ngũ của Đảng. Đất nước hòa bình, thống nhất, anh được cử sang du học ở Liên Xô. Năm 1978, về nước, anh công tác và gắn bó nhiều năm ở ngành cao su. Năm 1999 đến nay, anh giữ chức Trưởng ban Xuất nhập khẩu của Tổng cục Cao su, nay là Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam.
Chủ tịch HĐQT Đinh Vạn Tiến (bìa trái) tiếp phái đoàn Bộ Công Thương Nga thăm XNLD VIsorutex
Anh Đinh Vạn Tiến (bìa trái) cùng lãnh đạo Tập đoàn Công nghiệp cao su Việt Nam dự Hội nghị Cao su châu Á
Năm 2004, anh được tín nhiệm giữ chức Chủ tịch Hội đồng quản trị XN. Với XN, đây cũng là năm bắt đầu một bước chuyển mới để phát triển. Được thành lập năm 1995, XN là một đơn vị liên doanh đầu tiên giữa Việt - Nga - Ucraina trên lĩnh vực cao su có vườn cây đứng chân trên địa bàn huyện Tân Uyên với diện tích khai thác trên 1.000 ha. Những năm đầu sau khi thành lập, XN gặp rất nhiều khó khăn. Cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ sản xuất còn nghèo nàn, vườn cây chất lượng thấp, mật độ cây cạo chỉ đạt khoảng 70%, tỷ lệ cây dặm chiếm gần 20% nên nhiều năm liền, XN lâm vào cảnh khó khăn trong khai thác, hiệu quả kinh tế hàng năm đạt thấp, đời sống người lao động (NLĐ) gặp rất nhiều khó khăn.Đứng trước thực trạng này, Hội đồng quản trị, đứng đầu là Chủ tịch hội đồng đã cùng với Ban tổng giám đốc XN đề ra những giải pháp mang tính đột phá như: triển khai hàng loạt các kế hoạch về xây dựng cơ bản, đầu tư hạ tầng, đầu tư phân bón, vật tư, nâng cao chất lượng vườn cây, chất lượng khai thác, nhất là quan tâm cải thiện và nâng cao đời sống cho NLĐ... Vì thế, bộ mặt XN dần được đổi thay qua từng năm, đặc biệt những năm gần đây, XN đã có những bước phát triển mới, sản xuất - kinh doanh đạt khá, hiệu quả kinh tế khả quan.
Xác định NLĐ là nhân tố hàng đầu có tính quyết định sự phát triển vươn lên của xí nghiệp nên đơn vị đã có những hoạt động thể hiện sự quan tâm, chăm lo đời sống NLĐ, thực hiện chế độ chính sách an sinh cho NLĐ như thực hiện bảo hiểm cho 100% cán bộ, CN toàn XN, đặc biệt là chú trọng đến thu nhập của NLĐ. Nhờ đổi mới phương thức quản lý, XN hoạt động có hiệu quả, thu nhập bình quân của NLĐ đã tăng dần theo từng năm. Nếu như những năm 1996-1997, thu nhập lương bình quân NLĐ từ khoảng 800.000 - 900.000 đồng/người/tháng thì đến cuối năm 2009 tăng lên 4,2 triệu đồng/người /tháng. Đối với những CN gắn bó với XN nhiều năm, đến nay trên 80% hộ CN đã vươn lên khá giàu, có nhà cửa khang trang kiên cố, đầy đủ tiện nghi.
Để nâng cao được thu nhập NLĐ, một trong những giải pháp hữu hiệu mà XN thực hiện đó là chú trọng đến chất lượng vườn cây, nâng cao chất lượng khai thác và chế biến mủ. Để tăng cường chất lượng vườn cây, XN đã đặc biệt triển khai đến tận công nhân kỹ thuật chăm sóc và khai thác, song song với việc tăng cường các loại phân bón nuôi cây. Nhờ đó, năng suất và sản lượng khai thác không ngừng được nâng lên. Nếu như năm đầu sau khi tiếp nhận vườn cây (năm 1996) sản lượng mủ chỉ đạt 1.200 tấn/ 1.000 ha thì đến cuối năm 2008, sản lượng đã tăng lên trên 2.000 tấn.
Trong chuyến thăm Nga của Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng, tại cuộc gặp, Chính phủ hai nước đã đồng ý sửa Nghị định thư 1995, trong đó gia hạn hoạt động sản xuất - kinh doanh của XNLD Visorutex kéo dài đến năm 2032; đồng ý cho tái canh toàn bộ 1.000 ha cao su hiện hữu. Việc sửa Nghị định thư năm 1995 là kết quả hết sức thiết thực trong hợp tác song phương giữa hai Chính phủ Việt Nam và Liên bang Nga. Điều này tạo điều kiện thuận lợi cho việc tái canh hàng loạt cao su già cỗi, kéo dài được thêm một chu kỳ kinh doanh cao su của XNLD. Bên cạnh chủ trương đưa vườn cây vào tái canh, liên doanh sẽ tiếp tục mở rộng và phát triển sản xuất - kinh doanh...
XN được đứng vào câu lạc bộ 2.000 tấn mủ liên tiếp 2 năm liền 2007, 2008. Để mở rộng sản xuất - kinh doanh, ngoài nông trường cao su đóng tại Tân Uyên (gần 400 lao động), XN còn có nhà máy chế biến mủ và nhà máy sản xuất chỉ thun xuất khẩu và tiêu thụ nội địa đứng chân ở Lai Hưng (Bến Cát). Với cương vị là người lãnh đạo, anh đặc biệt quan tâm đến sự phát triển vươn lên của XN. Vì coi trọng nhân tố con người, quý trọng những người trực tiếp sản xuất nên tuy văn phòng đóng tại TP.HCM nhưng bản thân anh vẫn thường xuyên vượt trên 70 - 80km xuống tận những vườn cây thăm hỏi, động viên và lắng nghe tâm tư tình cảm của CN. Anh Đoàn Hùng Cường, một CN của nông trường cho biết, tuy là Chủ tịch Hội đồng quản trị nhưng chú Tiến rất giản dị và gần gũi với CN, chú thường xuống tận các đội sản xuất thăm CN.Visorutex là một đơn vị liên doanh giữa Việt - Nga - Ucraina. Vì thế, ngoài các hoạt động kinh tế, XN còn là nơi thể hiện tình hữu nghị giữa 3 quốc gia, trong đó tình hữu nghị Việt - Nga luôn được xí nghiệp quan tâm vun đắp. Nhờ thông thạo tiếng Nga, anh đã góp phần quan trọng trong việc giữ gìn và vun đắp tình hữu nghị giữa Hội đồng quản trị người Việt và tổng giám đốc là người Nga. Rào cản ngôn ngữ không còn nên tạo sự đồng thuận cao trong xử lý công việc.
Đối với những ai công tác trong ngành cao su đều biết đến anh, bởi anh vừa là Chủ tịch Hội đồng quản trị XN vừa đảm đương công việc Trưởng ban Xuất nhập khẩu Tập đoàn Công nghiệp cao su. Tuy công việc bận rộn nhưng anh vẫn biết sắp xếp hợp lý, xử lý công việc trôi chảy. Nhiệm vụ nào anh cũng hoàn thành xuất sắc. Tuy là một đơn vị liên doanh với nước ngoài nhưng các tổ chức Đảng - Đoàn của XN luôn được tạo điều kiện thuận lợi tối đa để hoạt động, trong đó có sự góp sức tạo điều kiện tích cực từ vị Chủ tịch hội đồng quản trị, một cựu chiến binh, một đảng viên có thâm niên gần 40 năm tuổi Đảng.
Với những thành tích cống hiến của mình, anh đã được tặng thưởng Huân chương Kháng chiến chống Mỹ hạng ba; Huân chương Lao động hạng ba cùng nhiều bằng khen khác của Thủ tướng Chính phủ, của bộ, ngành Trung ương và địa phương.
ĐÔNG PHONG