Toàn cầu hóa là xu thế đang diễn ra sâu rộng trên toàn thế giới ảnh hưởng trực tiếp tới mô hình kinh doanh của các tổ chức kinh tế và chiến lược phát triển của các quốc gia,ủtịchFPTđốithoạivớicácdoanhnghiệpICTvềxuthếtoàncầuhoálich thi dau laliga lãnh thổ. Đồng thời, Toàn cầu hóa cũng đang tạo ra vô vàn cơ hội mới và hấp dẫn, đi cùng những thách thức, những đòi hỏi về sự đổi mới, sự thích nghi và năng lực cạnh tranh.
VIA, với vai trò làm cầu nối giữa doanh nghiệp, cộng đồng với cơ quan quản lý nhà nước, sau 5 năm hoạt động, đã triển khai hàng loạt sự kiện và hoạt động như hội thảo, đối thoại, huấn luyện, định hướng, tư vấn về các lĩnh vực hạ tầng viễn thông - internet cố định và di động, dịch vụ giá trị gia tăng, nội dung số, thương mại điện tử, an toàn thông tin mạng, v.v. VIA hiện có hơn 100 hội viên từ nhiều lĩnh vực kinh doanh như viễn thông, internet, nội dung số, phần mềm, kinh doanh trực tuyến, v.v.
"Tổ chức kinh doanh bắt kịp xu thế toàn cầu hóa" là mối quan tâm hàng đầu của các doanh nghiệp CNTT-TT Việt Nam. Tại sự kiện, Chủ tịch HĐQT FPT ông Trương Gia Bình đã chia sẻ về cơ hội, thách thức, lợi thế và bài học khi ra biển lớn của doanh nghiệp Việt Nam từ chính kinh nghiệm thực tiễn của FPT, đặc biệt là trước những thay đổi nhanh chóng của các xu hướng công nghệ mới.
FPT thực hiện chiến lược toàn cầu hóa từ năm 1999 với hướng đi mũi nhọn là xuất khẩu phần mềm. Sau 17 năm toàn cầu hóa, FPT hiện đang có mặt tại 19 quốc gia với gần 27.000 CBNV, trong đó có 1.134 CBNV người nước ngoài.
FPT được đánh giá là một nhà cung cấp dịch vụ CNTT hàng đầu tại Việt Nam và thuộc Top 100 nhà cung cấp dịch vụ ủy thác toàn cầu (The 100 Global Outsourcing), Top 300 doanh nghiệp hoạt động hiệu quả nhất khu vực châu Á. Dịch vụ/giải pháp của FPT được hàng nghìn doanh nghiệp, tổ chức tại Việt Nam và trên thế giới sử dụng, trong đó có khoảng 50 khách hàng thuộc danh sách Fortune 500. Trong đó, có những dịch vụ/giải pháp của FPT có quy mô người dùng lên đến hàng chục triệu người.