Chiều 6/11,ảnhgiáclươngygiatruyềndỏmquảngcáothổiphồngbàithuốnhận định kèo napoli Bộ Y tế tổ chức họp báo thông tin về hội chợ Dược liệu, Y dược cổ truyền và Các sản phẩm từ dược liệu toàn quốc lần thứ 2.
Ông Nguyễn Thế Thịnh, Cục trưởng Cục Quản lý Y, Dược cổ truyền (Bộ Y tế) cho biết, tình trạng quảng cáo "lương y gia truyền" để bán các loại thuốc đông y được thổi phồng chữa khỏi nhiều bệnh mạn tính như tiểu đường, ung thư xuất hiện rầm rộ trên các kênh TikTok, YouTube. Điều này ảnh hưởng rất lớn đến giá trị của dược liệu y học cổ truyền.
Bên cạnh đó là tình trạng mạo danh lương y nổi tiếng quảng cáo trên YouTube, thậm chí công khai cả số điện thoại, khiến nhiều người dân tin và mua sản phẩm về chữa bệnh như trường hợp một lương y ở Lào Cai.
"Đây là vấn đề hết sức đau đầu, Cục đã nhận được nhiều thông tin trên mạng, đồng thời gửi công văn cho sở y tế thậm chí gửi cả cho công an điều tra số điện thoại thì không có. Việc mạo danh rất phức tạp, cần rất nhiều cơ quan ban ngành phối hợp với nhau mới xử lý được", ông Thịnh nói.
Theo ông Thịnh, việc tuyên truyền nâng cao ý thức của người dân để cảnh giác các đối tượng lừa đảo mới cũng đóng vai trò rất quan trọng.
Ông Thịnh cũng cho biết thêm, y học cổ truyền đa phần tham gia vào điều trị các bệnh lý mãn tính, cơ xương khớp, một số bệnh lý khác. Hiện nay một số bệnh viện đã triển khai ứng dụng y học cổ truyền trong chăm sóc giảm nhẹ bệnh ung thư, điều trị đái tháo đường, rối loạn lipid máu…, bước đầu triển khai cho kết quả tốt.
Với hệ sinh thái phong phú, Việt Nam được đánh giá là quốc gia có tiềm năng lớn về việc nuôi dưỡng và phát triển các cây thuốc, dược liệu quý, hiếm. Nước ta có vô số loại cây có thể dùng làm thuốc, các cây thuốc phân bố rộng khắp cả nước.
Theo thống kê của Viện Dược liệu, Việt Nam đã ghi nhận trên 5.000 loài thực vật và nấm, 408 loài động vật và 75 loại khoáng vật có công dụng làm thuốc. Trong đó có nhiều loài dược liệu quý về công dụng chữa bệnh lẫn giá trị về mặt kinh tế.
Hiện có khoảng 40% bệnh nhân ở tuyến y tế cơ sở, 20% bệnh nhân ở tuyến tỉnh và 10% bệnh nhân ở tuyến trung ương được điều trị bệnh bằng phương pháp y học cổ truyền.
Thống kê, hàng năm chúng ta sử dụng khoảng 100.000 tấn dược liệu. Tuy nhiên, quy mô phát triển cây dược liệu ở Việt Nam còn nhỏ bé, chưa có hiệu quả cao, còn nhiều lãng phí, một số cây có nguy cơ không tồn tại.
Việt Nam mới chỉ tự cung cấp được 25% nguyên liệu để phục vụ sản xuất thuốc trong nước, còn lại 75% vẫn phải phụ thuộc vào nguồn nhập khẩu (chủ yếu là Trung Quốc, Ấn Độ).
Vì thế, hội chợ lần này là hoạt động xúc tiến thương mại quan trọng nhằm hỗ trợ các địa phương, doanh nghiệp nuôi trồng - khai thác - chế biến - kinh doanh dược liệu; cơ sở sản xuất thuốc cổ truyền… gặp gỡ trao đổi kinh nghiệm, tăng cường kết nối giao thương nhằm phát triển thị trường sản phẩm dược liệu, y dược cổ truyền….
Hội chợ diễn ra trong 3 ngày 21-23/11 tại TPHCM, với hơn 400 gian hàng của hơn 300 tổ chức, doanh nghiệp, cơ sở sản xuất, kinh doanh dược liệu, thuốc cổ truyền, cơ sở nuôi trồng dược liệu, bệnh viện y học cổ truyền, hội đông y trong nước và quốc tế…