Sống trong lòng địch
Tiếp chúng tôi trong căn nhà nhỏ nằm trên đường Lý Thường Kiệt,ùngLựclượngvũtrangnhândânTrầnQuangMinhNgườianhhùnggiảndịđánh giá nhà cáiphường Phú Cường, TP.TDM, nơi ông “dừng chân” sau hàng chục năm chinh chiến. 85tuổi, cái tuổi xưa nay hiếm nhưng ông vẫn còn minh mẫn. Những trận chiến ở LộcNinh, Bom Bo, Phước Long, Đồng Xoài, Gia Nghĩa… năm nào giờ đây ùa về theo dònghồi tưởng qua câu chuyện cùng chúng tôi. Không nói nhiều về bản thân, ông chỉnhắc đến đồng đội, đến nhân dân. Bởi với ông, họ mới chính là những người đãgiúp ông, giúp tổ chức hoàn thành mọi nhiệm vụ cấp trên giao phó. Sáng 21-12, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy Mai ThếTrung; Chủ tịch UBND tỉnh Lê Thanh Cung cùng lãnh đạo UBMTTQ tỉnh, Bộ Chỉ huyQuân sự, Công an tỉnh và TP.TDM đã đến thăm và chia vui với ông Trần Quang Minhvà gia đình (ảnh) nhân dịp ông vừa được phong tặng danh hiệu Anh hùng Lực lượngvũ trang nhân dân. “Chúng tôi luôn xem chú là một tấm gương sáng để học tập vàmong muốn chú sẽ tiếp tục quan tâm, giúp đỡ các thế hệ đi sau. Chúng tôi hứa sẽcố gắng hoàn thành các nhiệm vụ được giao…”, Bí thư Tỉnh ủy Mai Thế Trung nói.
Năm 1964, sau khi Khu 6 được thành lập, ông Ba Minh được Khuủy điều về công tác ở K59 là đơn vị trực thuộc của khu. Về đây, ông được cấp ủyK59 phân công ra công tác ở dọc đường số 14, trực tiếp lãnh đạo một đội côngtác ở cánh dinh điền (nơi địch đưa dân đến vùng chưa canh tác để trồng trọtphát triển kinh tế đồng thời ngăn chặn sự xâm nhập của cách mạng Việt Nam) BùNa với nhiệm vụ nắm tình hình, phát động quần chúng, xây dựng cơ sở, chuẩn bịđiều kiện để tấn công giải phóng dinh điền theo yêu cầu của khu. Lúc đó độicông tác của ông gồm 7 người. “Trước đó anh em chưa ra đến dinh điền mà chỉtheo xe vào khai thác gỗ trong rừng để gặp các thợ rừng trong dinh điền. Tôibàn với anh em là không làm theo cách này nữa mà phải xâm nhập vào trong dinhđiền để gặp dân, trực tiếp vận động từng người mới hiệu quả…”, ông Ba Minh nhớlại. Quả thật, chỉ chưa đầy 2 tháng, đội của ông đã nắm chắc tình hình mọi mặt,qua đó đã xây dựng được nhiều cơ sở cốt cán tin cậy.
Sau đó ông đề nghị K59 và Khu ủy chi viện một bộ phận lực lượngvũ trang vào hỗ trợ, kết hợp với phong trào quần chúng vận động, lôi kéo làmtan rã lực lượng dân vệ và ngụy tề để giải phóng dinh điền sớm. Khu ủy đã duyệtkế hoạch và đồng ý chi viện một trung đội bộ đội của khu và một cán bộ quân sự.Ngày 20-12-1964 quân ta đánh bọn bảo an, diệt một số tên, cướp 2 súng đồng thờiphát động quần chúng nổi dậy giải tán ngụy, kêu gọi trình diện, nộp vũ khí đầuhàng. Chỉ trong 1 đêm ta đã giải phóng được dinh điền Bù Na 1 và 2, còn lại BùNa 3 chưa thể giải phóng vì cách xa 1km và ở đó chưa có cơ sở bên trong. Ông BaMinh thông qua cơ sở quần chúng đã trực tiếp gặp tên Bùi Phước là xã trưởng củangụy để vận động, thuyết phục để tên này kêu gọi bọn địch không chống cự màbuông súng đầu hàng. Dinh điền Bù Na 3 được giải phóng mà không tốn một viên đạnnào.
Từ kinh nghiệm ở Bù Na, đội của ông Ba Minh phát triển sangcác dinh điền Đức Bổn, Bù Rạc, Vĩnh Thiện, Gia Nghĩa (Đắc Nông ngày nay) bằng sứcmạnh chủ yếu là vận động nhân dân đứng dậy với sự hỗ trợ của một bộ phận nhỏ lựclượng vũ trang. “Chúng tôi đã giải phóng 1 vạn dân ở dọc đường 14, chia cắt đoạnđường này từ Đồng Xoài đến Quảng Đức. Đến tháng 5-1965 khi chiến dịch PhướcLong - Đồng Xoài mở ra thì vùng giải phóng của ta đã nối thông và mở rộng từchiến khu Đ đến biên gới Campuchia”, ông Ba Minh kể.
Phá án
Trong cuộc đời chinh chiến của mình, ông Ba Minh đã không biếtbao lần đối mặt với kẻ thù, với hiểm nguy nhưng có lẽ những vụ phá gián điệp,phản động của địch đã để lại trong ông nhiều kỷ niệm sâu sắc. Vào cuối nhữngnăm 60, một tổ chức phản động do cảnh sát ở quận Bù Đăng tổ chức ở căn cứ củata dọc sông Đồng Nai. Lúc đó ông Ba Minh là Trưởng ban An ninh tỉnh Phước Longđã được Thường vụ Tỉnh ủy chỉ thị phải phá án gấp, xử lý gọn, kịp thời. Vớitrách nhiệm trước cấp trên, trước địa phương và phong trào cách mạng trong vùngdân tộc, ông Ba Minh nhận trách nhiệm giải quyết. Ông chủ trương làm thông suốtvà tranh thủ sự đồng tình của các đồng chí cán bộ là người dân tộc trong Huyện ủyvà các xã để phân loại đối tượng. Được sự đồng tình của tập thể huyện, xã, quânta mở đợt phát động quần chúng rộng rãi, họp dân trong 6 sóc làm cuộc mít-tinh. Tại cuộc mít-tinh dân đã nhất trí bắt tên cầm đầu giao cách mạng định đoạtđồng thời giao các đối tượng khác cho nhân dân và gia đình quản lý giáo dục.
Năm 1972 ông Ba Minh lại trực tiếp chỉ đạo một tổ trinh sátcủa an ninh tỉnh phối hợp với cán bộ Huyện ủy K14 phụ trách địa bàn điều tralàm rõ và phá một tổ chức phản động do cảnh sát ngụy ở Bù Đăng tổ chức vào căncứ của ta ở vùng sóc Bom Bo. Việc phá án, xử lý các đối tượng cầm đầu trongvùng đồng bào dân tộc thiểu số cũng được tiến hành mau lẹ nhờ vận dụng chínhsách dân tộc của Đảng, lấy thuyết phục làm chính. Tương tự các vụ gián điệp ở LộcNinh, Bình Long… đều được ông Ba Minh và đồng đội phá thành công, vạch trần âmmưu của địch và các bọn tội phạm gián điệp phá hoại, phát động quần chúng nângcao cảnh giác, phòng gian bảo mật chống địch, bảo vệ vững chắc vùng căn cứ, cáccơ quan đầu não Trung ương Cục miền Nam, bảo vệ lực lượng vũ trang và các hoạt độngcách mạng lúc bấy giờ.
Trọn niềm vui
Miền Nam hoàn toàn giải phóng, đất nước thống nhất. Ông BaMinh tiếp tục công tác trong ngành công an cho đến lúc nghỉ hưu. “Tôi thật sự bấtngờ và quá đỗi vui mừng khi Đảng, Nhà nước đã ghi nhận công lao của tôi. Tôinghĩ đất nước được giải phóng, nhân dân được sống trong hòa bình, hạnh phúc làmình vui lắm rồi, đâu nghĩ sẽ có ngày mình được tuyên dương khen thưởng… Tôivui lắm!”, ông Ba Minh chân thành. Như đã nói, ông Ba ít khi nhắc đến công laocủa mình mà chỉ đề cập đến đồng đội, đến nhân dân mỗi khi có ai đó tìm hiểu.Năm ngoái, những đồng đội đã từng vào sinh ra tử với ông ở miền Bắc, miền Trungvà những nơi khác đã “điều tra” rồi đề nghị ông viết lại thành tích của mình.Ông viết lui viết tới nhiều lần nhưng cũng không làm các đồng đội, bạn bè hàilòng vì “thiếu nhiều lắm”.
Ông Ba nghĩ viết thì viết vậy chứ thực sự cũng không ước sẽcó ngày được Đảng, Nhà nước ghi nhận công lao. Nhưng điều bất ngờ đã đến, ngày17-8-2012 ông Trần Quang Minh đã được Chủ tịch nước ký quyết định phong tặngdanh hiệu Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân. Những ngày cuối năm này ông lại“bận rộn” với chiếc điện thoại để nhận những lời chúc mừng của bạn bè, đồng độiở khắp nơi. Có niềm vui nào hơn thế với một người đã cống hiến gần trọn cuộc đờicho sự nghiệp cách mạng, cho sự bình yên của nhân dân.
TRÍ DŨNG