Ngôi trường tôi chọn là một trường tư mà tôi đã tìm hiểu từ khi con mới được 3-4 tuổi. Trường có quy mô nhỏ,ẽchẳngcòngìcóýnghĩanếutrẻkhôgiải bồ đồ nha không thuộc dạng có “số má” theo kiểu chỉ cần nghe đến tên là ai cũng biết.
Trước ngày khai giảng, trường có đề nghị cho các con đi học trước 1-2 tuần cho quen nền nếp.
Ngay trong buổi học đầu tiên, nhóm phụ huynh trên Zalo ngay lập tức xôn xao chuyện bữa ăn sáng mà theo đánh giá của nhiều bố mẹ là “quá sơ sài và thiếu chất dinh dưỡng”. Rồi các vấn đề khác bắt đầu được phụ huynh đưa ra bàn thảo, có cả những phản ứng mạnh trong nhóm. Với tinh thần lắng nghe ý kiến phụ huynh, nhà trường đã trả lời từng vấn đề khá rõ ràng với thái độ tiếp thu.
Tuy nhiên, đã có gia đình ngay lập tức quyết định chuyển trường cho con vì những lý do như không có cây nước ấm.
Trước khi chọn ngôi trường này, giống như nhiều phụ huynh khác, tôi đã có những đắn đo, cân nhắc, so sánh khá kỹ lưỡng. Cuối cùng, tôi quyết định chỉ chọn ra một câu hỏi duy nhất để giải bài toán khó này. Đó là: Tôi muốn con trở thành người như thế nào?
Có những bố mẹ chỉ kiên định với một ước mơ “truyền thống”: sau 12 năm phổ thông, con sẽ đỗ được vào một trường đại học tốt. Những phụ huynh thức thời thì đặt mục tiêu cho con đi du học. Có người đề cao kỹ năng xã hội, trí thông minh cảm xúc. Có người lại quan niệm, chẳng cần học quá nhiều, miễn là con vui và có những trải nghiệm hạnh phúc ở trường học.
Mỗi phụ huynh sẽ chọn một ngôi trường mà theo mình sẽ hỗ trợ con tốt nhất trong việc đạt được những mục tiêu đó.
Học sinh Hà Nội trong một lễ khai giảng năm 2016. Ảnh: Nguyễn Thảo |
Thời của tôi, mục tiêu giáo dục mà hầu hết các phụ huynh kỳ vọng ở con cái là học để đỗ đạt, để kiếm được việc làm, để “ấm” vào thân.
Mục tiêu thực dụng ấy giờ đây đã không còn phù hợp nữa giữa thời đại mà nhu cầu của xã hội thay đổi từng ngày, giữa một thế giới mà chỉ những người tạo ra các giá trị mới mẻ mới là những người tiên phong.
Bạn bè tôi khi xưa, có cả những người học giỏi đình đám, cả những người có lực học thường thường bậc trung, thậm chí không ít bạn được vào lớp chọn nhờ quan hệ của phụ huynh.
Sau tất cả, bây giờ, tất cả những thứ hạng ấy, tôi nhận thấy rằng, nó chẳng liên quan đến mức độ hài lòng với công việc hay hạnh phúc trong cuộc sống mà các bạn đang có.
Những yếu tố quyết định bạn là ai, bạn làm gì đôi khi lại không đến từ lượng chữ nghĩa bạn học được ở trường. Mà nó lại là những thứ ít được các bậc phụ huynh quan tâm hơn khi chọn một ngôi trường cho con mình.
Đó là cách con bạn được ứng xử bởi chính những người tiếp xúc với chúng 8 tiếng/ ngày. Đó là cách mà cảm xúc và niềm say mê học tập của chúng được khơi gợi. Đó là cách mà sự khác biệt của mỗi đứa trẻ được tôn trọng.
Những thứ cụ thể như mấy chấm IELTS, bao nhiêu giải thưởng trong học bạ, học trường chuyên lớp chọn nào… đôi khi sẽ là vô nghĩa nếu như nó chỉ là một guồng quay dẫn trẻ tới thứ mà trẻ của bạn không quan tâm và không muốn ngủ dậy cùng với nó mỗi ngày.
Quay trở lại câu chuyện chọn trường, việc ngôi trường đó dạy bao nhiêu tiết tiếng Anh, có thầy nào luyện môn toán giỏi, cô nào rèn chữ đẹp… phần lớn chẳng quyết định việc con bạn sẽ là ai trong tương lai.
Việc một đứa trẻ học hết lớp 12 không biết mình muốn học gì, làm gì, trở thành ai, lớn hơn là làm thế nào để mình hạnh phúc… là câu chuyện có vẻ như được chấp nhận một cách dễ dàng trong môi trường giáo dục của chúng ta. Thậm chí, nhiều người trưởng thành 30-40 tuổi vẫn đang mải miết đi làm câu trả lời cho câu hỏi đó. Bởi vì chúng ta chưa từng được dạy, chưa từng được nghe nói về những thứ có vẻ như là trừu tượng ấy. Thứ quen thuộc với mỗi đứa trẻ khi ngồi trên ghế nhà trường chỉ là môn này được mấy điểm, có học khá môn kia không, năm tới luyện thi trường nào… Tuyệt nhiên không có chỗ cho những câu hỏi lớn hơn thế.
Trong câu chuyện tranh cãi triền miên gần như suốt ngày đêm của nhóm phụ huynh lớp con tôi, tôi nhớ có một ông bố đã nói như thế này: Sẽ chẳng điều gì có ý nghĩa cả nếu như các con đến trường không cảm thấy vui vẻ và hứng thú.
Chia sẻ ấy chẳng thể đúng hơn. Trong khi các ông bố bà mẹ đang cảm thấy xót xa vì cục cưng của mình phải uống nước nguội giữa mùa hè, phải ăn miếng bánh mỳ pate không sữa, thì những đứa trẻ vẫn hào hứng mỗi sáng đến lớp, vẫn khen cơm trường ngon hơn cơm mẹ nấu, thì chúng ta còn cần gì hơn nữa?
Để học trò có mặt đầy đủ trong lễ khai giảng, các thầy cô giáo của huyện Mường Tè, Lai Châu phải đi đến từng nhà, vận động từng em quay trở lại điểm trường từ nhiều hôm trước đó.