TheĐãcóhơnthísinhdựthiHọcsinhvớiAntoànthôngtinnăkết quả cúp quốc gia phápo thông tin từ Hiệp hội An toàn thông tin Việt Nam (VNISA), đơn vị chủ trì tổ chức cuộc thi “Học sinh với An toàn thông tin” năm 2022, hiện hệ thống thi trực tuyến tại địa chỉ thihsattt.vn không còn yêu cầu thí sinh khi đăng ký tài khoản dự thi phải gửi tin nhắn SMS xác thực để được kích hoạt. Các thí sinh khi thực hiện thao tác đăng ký tài khoản trên hệ thống thi trực tuyến, chỉ cần điền tên đăng nhập và số điện thoại để hệ thống lưu lại.
Đại diện VNISA cho biết, việc này nhằm tạo thuận tiện cho các thí sinh tham gia cuộc thi “Học sinh với An toàn thông tin” lần đầu tiên được tổ chức dành cho các học sinh THCS trên toàn quốc.
Như vậy, hiện tại, việc đăng ký tài khoản dự thi “Học sinh với An toàn thông tin” năm 2022 chỉ còn 2 bước gồm: Truy cập trang web thi trực tuyến tại địa chỉ thihsattt.vn và bấm nút “Đăng ký” ở menu phía trên bên phải (trên thiết bị di động nút Đăng ký nằm trong menu Tài khoản); Nhập thông tin trong form đăng ký (các trường có dấu * là trường bắt buộc phải nhập thông tin), chọn ô “Tôi không phải là người máy” và bấm “Gửi thông tin”.
Ban tổ chức cũng lưu ý các thí sinh, tên đăng nhập chỉ gồm các ký tự tiếng Anh được viết liền; mật khẩu phải có ít nhất 6 ký tự (thí sinh phải nhớ tên đăng nhập và mật khẩu). Bên cạnh đó, thí sinh cũng cần nhập số điện thoại là số điện thoại đang dùng của thí sinh hoặc của người thân/ giáo viên để Ban tổ chức có thể liên hệ được với thí sinh qua số điện thoại đó; cần chọn tỉnh, thành phố và quận, huyện trước khi chọn trường.
Trong năm đầu tiên được tổ chức, cuộc thi "Học sinh với An toàn thông tin" có đối tượng dự thi là học sinh THCS trên toàn quốc. |
Có sự tham gia tổ chức của Cục An toàn thông tin (Bộ TT&TT), Vụ Giáo dục chính trị Công tác học sinh, sinh viên (Bộ GD&ĐT), Cục Trẻ em (Bộ LĐTB&XH) cùng nhiều tổ chức, doanh nghiệp, cuộc thi “Học sinh với An toàn thông tin” năm 2022 nhằm mục đích tuyên truyền, nâng cao hiểu biết, kỹ năng sử dụng Internet an toàn cho các học sinh, phụ huynh trên cả nước, qua đó tạo ra một sân chơi lành mạnh, bổ ích, giúp các em nhận diện và phòng, tránh các nguy cơ mất an toàn trên môi trường mạng.
Cuộc thi cũng nhằm thực hiện Đề án về “Tuyên truyền nâng cao nhận thức và phổ biến kiến thức về an toàn thông tin giai đoạn 2021-2025” và “Chương trình bảo vệ và hỗ trợ trẻ em tương tác lành mạnh, sáng tạo trên môi trường mạng giai đoạn 2021-2025” đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.
Ngay sau lễ phát động và mở hệ thống thi trực tuyến vào ngày 3/3, các thí sinh đã có thể làm bài thi chính thức trên hệ thống thihsattt.vn. Đề thi gồm 24 câu hỏi trắc nghiệm do hệ thống thi cung cấp ngẫu nhiên từ ngân hàng đề thi, với thời gian làm bài của thí sinh là 30 phút.
Theo quy chế, mỗi thí sinh chỉ được đăng ký 1 tài khoản để dự thi, chỉ được thi chính thức 1 lần và có thể tham gia thi vào bất cứ thời điểm nào trong khoảng thời gian từ ngày 3/3/2022 đến 24h ngày 24/3/2022. Nội dung thi là các kiến thức, kỹ năng phòng chống nguy cơ mất an toàn thông tin, phòng chống xâm hại trẻ em và kỹ năng ứng xử trên môi trường mạng; các kiến thức về quy định pháp luật liên quan tới bảo vệ trẻ em trên môi trường mạng.
Theo thống kê của Ban tổ chức, tính đến 19h30 ngày 6/3, tổng số thí sinh dự thi “Học sinh với An toàn thông tin” năm 2022 đã là 142.372 học sinh đến từ 3.306 trường ở 63 tỉnh, thành phố trên cả nước. Năm địa phương đang có số lượng thí sinh dự thi đông hơn cả là Hà Nội với 37.131 thí sinh; Bắc Ninh: 7.941 thí sinh; Lâm Đồng: 6.619; Thái Nguyên: 6.266 và số thí sinh dự thi của Vĩnh Phúc là 5.883.
Theo kế hoạch, lễ tổng kết, trao giải cuộc thi sẽ được tổ chức tại Hà Nội theo hình thức kết hợp trực tiếp và trực tuyến vào đầu tháng 4/2022. Dự kiến, cuộc thi sẽ được VNISA duy trì thường niên, trở thành một phần trong chuỗi hoạt động Ngày an toàn thông tin Việt Nam.
Vân Anh
Thời điểm hiện tại, các thí sinh THCS trên cả nước đã có thực hiện bài thi chính thức trên hệ thống thi trực tuyến của cuộc thi “Học sinh với An toàn thông tin” năm 2022.