Sputnik dẫn lời một đại diện của hãng sản xuất máy bay không người lái (UAV) Upyr của Nga cho biết,áhủythêmxetăngMỹởUkraineHungarynêuhậuquảchậmđàmpháđội hình arsenal 2003/04 các binh sĩ thuộc nhóm chiến đấu Tsentr đã dùng sản phẩm của công ty để loại bỏ thành công một xe tăng Abrams nữa của Ukraine.
“Xe tăng Mỹ đã đến gần vị trí của chúng tôi và lính bộ binh Nga đã dùng súng phóng lựu RPG-7 tấn công nó. Xe tăng phải dừng bước và bị một đội điều khiển UAV góc nhìn thứ nhất (FPV) thiêu rụi. Họ đã sử dụng 2 chiếc UAV cảm tử Upyr do chúng tôi sản xuất”, người phát ngôn kể lại sự việc.
Các lực lượng Moscow đã phá hủy 2 xe tăng Abrams gần Avdiivka cũng với sự trợ giúp của FPV. Trong trận giao tranh diễn ra vào ngày 26/2 gần làng Berdychi, binh sĩ Nga đã phá hủy một số khí tài của quân Ukraine, bao gồm cả xe tăng Abrams viện trợ từ Mỹ. Tại cuộc họp báo cùng ngày, phát ngôn viên Điện Kremlin Dmitry Peskov nhấn mạnh, điều đó chứng tỏ năng lực lợi hại của quân đội Nga cũng như quyết tâm “phi quân sự hóa Ukraine”.
Bộ Quốc phòng Mỹ từ chối xác nhận hay đưa ra bất kỳ bình luận nào sau thông tin về vụ xe tăng Abrams đầu tiên bị phá hủy ở Ukraine, đồng thời chuyển mọi câu hỏi tới Kiev.
Hungary cảnh báo hậu quả chậm đàm phán với Ukraine
Trong cuộc phỏng vấn với đài phát thanh Kossuth hôm 3/3, Ngoại trưởng Hungary Peter Szijjarto nhận định, Ukraine sẽ không thể củng cố vị thế đàm phán của họ dựa vào diễn biến trên tiền tuyến như một số nhà lãnh đạo phương Tây kỳ vọng. Quan chức này cảnh báo, các cuộc đàm phán hòa bình càng bị trì hoãn lâu, kết quả sẽ càng tồi tệ đối với Kiev.
Theo đài RT, ngay từ đầu cuộc xung đột, Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken tuyên bố, Washington sẽ tiếp tục trang bị vũ khí cho Kiev nhằm “tăng cường sức mạnh để đạt được giải pháp ngoại giao công bằng trên bàn thương lượng”. Các nhà ngoại giao EU cũng đưa ra những cam kết tương tự, thường kèm đảm bảo rằng chỉ Ukraine mới có thể quyết định thời điểm hòa đàm với Nga.
Tuy nhiên, Hungary có quan điểm khác. Cả Thủ tướng Hungary Viktor Orban và Ngoại trưởng Szijjarto đều kêu gọi ngừng bắn và đàm phán từ năm 2022. Vài tuần trước khi Kiev để mất thành trì chủ chốt Avdiivka, ông Orban phát biểu: “Thời gian đang đứng về phía người Nga. Xung đột càng kéo dài, càng có nhiều người thiệt mạng và cán cân quyền lực sẽ không thay đổi theo hướng có lợi cho Ukraine”.