Đó là tuyên bố của một vị tiến sĩ “xịn” 101%. Nói là tiến sĩ “xịn” bởi anh được đào tạo bài bản,óbằngtiếnsĩchỉlàxóamùchữthôket qua bong da hang 2 mexico chính qui, tại một trường đại học lớn của Mỹ, không phải dạng chuyên tu, tại chức hay đào tạo từ xa của một trường đại học vô danh nào đó…
Tức là không phải loại mà ngày xưa cụ Nguyễn Khuyến gọi là “tiến sĩ giấy” còn giờ đây thì dân gian gọi là “tiến sĩ tiền”.
Nguyên văn lời nói của TS Trần Hữu Lộc được đăng tải trên báo Vietnam Net ngày 3/3 vừa qua như sau: “Khi trình độ phát triển kinh tế, khoa học kĩ thuật ở Việt Nam còn bước chậm và chập chững, mong mọi người đừng nghĩ tiến sĩ nghĩa là “biết tất cả”. Ở một góc độ nào đó trong giới khoa học, có bằng tiến sĩ chỉ là xóa mù chữ thôi”.
Quá đúng từ cả hai phía. Về phía mà TS Lộc gọi là “mọi người” đúng là không nên nghĩ tiến sĩ nghĩa là “biết tất cả” bởi khoa học là mênh mông, mỗi người chỉ biết trong lĩnh vực mình, trong chuyên ngành mình…
Nói hình ảnh, là chỉ như những “con ếch” ngày ngày ngửa mặt nhìn lên cái vòm trời khoa học bằng cái bàn tay của mình mới là chính xác. Chẳng ai biết cả “vòm trời” và những thành quả khoa học hiện nay thường không chỉ của một người mà của nhóm người dựa trên sự kế thừa, tiếp nối của những nhà khoa học đi trước. Thời mà “gi gỉ gì gi, cái gì cũng biết” của cụ Lê Quí Đôn với “Thiên hạ vô tri vấn Bảng Đôn” đã qua rồi.
Về phía “tiến sĩ”, có lẽ cũng nên xác định rõ cái bằng tiến sĩ chỉ là… “xóa mù chữ” thôi như lời tiến sĩ Lộc. Đừng tự nghĩ rằng cái gì cũng biết nên “Gi gỉ gì gi, cái gì cũng… phán”. Rồi cho rằng thiên hại toàn loại “vô tri” nên ai làm gì cũng chê, làm không như mình nghĩ thì cho là họ ngu, họ dốt…
Cũng theo bài báo trên, vị tiến sĩ 31 tuổi, giảng viên của Trường ĐH Nông lâm TP.HCM đã từng nhận cùng lúc 3 suất học bổng tiến sĩ toàn phần của Mỹ, đồng thời là người phát hiện ra bệnh EMS/AHPNS, giúp người nông dân khống chế được dịch bệnh này trên tôm còn tâm sự:
“Mỗi khi nghe người ta nói “Việt Nam có hàng chục ngàn tiến sĩ”, tôi thấy tội nghiệp cho giới anh em trí thức khi luôn bị so sánh là không làm được chuyện gì, còn những nghiên cứu phát minh đều do nông dân làm ra”.
Đúng là khó có thể dùng từ nào hay hơn từ “tội nghiệp”. Quá tội nghiệp nếu như “không làm được chuyện gì”!
Và có lẽ để không “tội nghiệp”, TS Lộc không nề hà khi tìm đến để học hỏi người nông dân.
“Nghề nghiệp của tôi đòi hỏi phải đi tận nơi, tìm hiểu vấn đề đúng sai chỗ nào để chỉ mọi người làm việc cho đúng. Tôi học được nhiều cái từ người nông dân của mình, họ rất siêng năng, chăm chỉ, chịu khó tìm hiểu, động não, tìm tòi, xông xáo”. TS Lộc chia sẻ.
Coi việc có bằng tiến sĩ chỉ là “xóa mù chữ”, day dứt bởi tâm thế “tội nghiệp” và không nề hà để “học được nhiều cái từ người nông dân” chính là tâm thế và cách hành xử của những nhà khoa học đích thực.
Còn những ai “tất cả những gì ta nói đều đúng, tất cả những gì người khác làm đều sai”, thấy việc gì cũng phán, người khác làm việc gì cũng chê thực chất chỉ là loại trí thức giả danh hoặc là “chưa thoát mù chữ”, phải không các bạn?
(Theo Bùi Hoàng Tám/ Dân Trí)