Chồng ngoại tình,êutrịchồngngoạitìnhkhôngchiếnmàthắngcủađànbàthôti le ma cao đàn bà ai chẳng đau. Nhưng với mỗi người lại có cách ứng phó và đối diện khác nhau với chuyện này... Đây là cách của một người đàn bà thông minh!
"Nhiều lần gặp, không biết chị ấy gần 20 năm không có đàn ông và nuôi hai con. Và cũng chừng ấy năm bị phản bội.
Bị lần đầu và cũng là lần cuối cùng luôn, vì khi xác nhận đúng là mình bị ngoại tình, chị nói với kẻ phản bội (tức chồng) và tình địch (tức tình nhân của chồng): "Thôi mình chia tay"...
Chuyện là như vầy: khi con lớn 5 tuổi và đứa sau tuổi hơn, bỗng dưng chồng về khuya hoài. Có hôm còn không về. Cũng khắc khoải chờ, cũng khóc, cũng ức, cũng gây lộn chút chút. Rồi cuối cùng định thuê xe ôm rình. Biết đến tận cùng sự thật: là chồng mình sáng đưa, chiều đón cô ấy. Khi cô ấy bị té xe, cả đêm anh ở viện. Chị tới tận nhà, gặp cô ấy. Hỏi luôn: hai người thương nhau thật không? Cô ấy gật. Về nhà hỏi chồng: cô ấy nói hai người thương nhau thiệt. Đúng không? Anh ngập ngừng rồi gật, nhưng nói: cho anh hai tháng để anh quên cô ấy, về với mẹ con em...
Nhưng hình như anh cố quên không nổi. Đêm đêm vẫn quên đường về. Chị khắc khoải chờ mở cửa thêm nửa tháng. Rồi chị rủ anh ra quán cà phê xa nhà, nói gọn hơ: "Thôi, mình chia tay đi. Anh cứ ở trong nhà cho đến khi có nhà mới. Nhưng con anh, anh phải nuôi cho tới khi chúng nó trưởng thành. Mình tui không lo nổi đâu. Nhưng cho tới khi chúng nó lớn, tui nói anh đi công tác"...
Anh vẫn đưa đón con như thường lệ. Tháng tháng anh bỏ tiền góp nuôi con vô phong bao để trong tủ bếp. 7 năm sau, anh nhờ chị ký đơn li hôn vì cô ấy đã có bầu. Cũng có khi chị rơm rớm khi nhắc chuyện chừng ấy năm. Có lần con hỏi: "Ba ngủ cơ quan hoài mà con không thấy giường. Ngủ ghế vậy đau lưng không má?".
Tết, chị phải cho hai con về ngoại vì lo các con nói sao ba không ăn Tết cùng. Chị nói năm nào chị cũng nhờ anh đưa rước ba má con về quê. Rồi chị nói với các con và ba má: "Ba tụi nhỏ phải trực Tết, phải ở Sài Gòn trông nhà...".
Lần đầu các con biết ba có nhà mới là hôm đám tang ông nội. Hai đứa sững sờ khi thấy có đứa nhỏ gọi ba nó là "ba". Chị nói với anh: "Tui nói dối chúng nó tới giờ rồi, giờ anh liệu đường mà nói với chúng nó đi! Thằng con trai đã lớn nên cha con dễ hiểu nhau".
Về nhà chị xí xoá bằng cách bảo: "Ba vẫn thương các con, ba vẫn là ba của các con. Còn có người thích chồng má, thương chồng má, má nhường cho người ta. Ba con vui, người ta vui mà má cũng vui".
Mà đúng là lúc nào chị cũng vui, cũng nhẹ tênh. Hai đứa nhỏ cũng vui, cũng giỏi giang, ngoan ngoãn. Nhưng mà thấy anh lo cho hai đứa học trường Tây, cho đi du lịch, mình bảo chị: "Chắc ảnh cũng làm việc cực lắm ha?". Chị bảo: "Đa mang thì ráng chịu chớ sao?".
Sinh nhật, ngày lễ vẫn thấy anh gởi hoa, gửi quà tặng chị. Mình bảo: "Em như cô kia, em ức lắm. Tình cũ hình như chưa phai!".
Nội dung câu chuyện được đăng tải (ảnh chụp từ FB) |
Chị cười, má vẫn hồng. Nói thiệt, tôi phục lăn chị luôn. Đàn bà dễ ai làm được vậy đâu. Mà khi buông anh, chị mới 32 tuổi. Không chiến mà thắng, hay thiệt đó!"
Câu chuyện được ghi lại trên FB của một người bạn, chia sẻ về chuyện của người bạn của mình khi có chồng ngoại tình. Người phụ nữ biết chồng có người đàn bà khác, sẽ đau, sẽ buồn. Nhưng mỗi người sẽ có một cách để đối diện và vượt qua nỗi đau ấy. Người thì bi lụy, khóc lóc cầu xin, người thì xem như không có chuyện gì xảy ra, bơ đi mà sống. Còn chị, chị đã chọn một cách khác, cách của một người đàn bà thông minh 'không chiến mà thắng'.
Chị buông bỏ, để anh đi với người tình chỉ vì lý do, hai người họ thương nhau thật lòng (như lời anh và người đàn bà kia nói). Chị chấp nhận nhưng yêu cầu chồng phải có trách nhiệm với con cái, vì một mình chị không nuôi được con... Chị mặc nhiên coi như đó là lẽ thường ở đời để đến khi, anh có người mới, vẫn phải chấp nhận làm tròn trách nhiệm của một người cha, người chồng cũ...
Câu chuyện sau khi đăng tải đã được rất nhiều người ủng hộ, có nhiều ý kiến ủng hộ và khâm phục bản lĩnh của người phụ nữ này.
Và những ý kiến bình luận về bài viết và 'chiêu' trị chồng có một không hai |
Câu chuyện có thể sẽ là một sự cổ động về tinh thần với những chị em đã trải qua những vấp váp và đau thương trong hôn nhân gia đình. Có những sự thật đau lòng hơn cả thế, chỉ quan trọng là người ta đối diện với chúng như thế nào mà thôi!
(Theo Tri thức trẻ)