Phát triển thị trường sản phẩm và dịch vụ ATTT mạng thương hiệu Việt là một trong những nhiệm vụ lớn của Chính phủ giai đoạn 2016-2020.
Cụ thể hơn,ƯutiênSảnphẩmdịchvụATTTViệsoi kèo bóng đá me đây chính là một trong 3 nhiệm vụ chính, được nêu rõ trong Quyết định số 898 của Chính phủ phê duyệt phương hướng, mục tiêu, nhiệm vụ bảo đảm ATTT mạng giai đoạn 2016-2020, do Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam ký ngày 27/5 vừa qua.
Mục tiêu đặt ra là phải có tối thiểu 5 sản phẩm ATTT thương hiệu Việt phổ biến trước 2020. |
Theo đó, Chính phủ sẽ thực hiện đặt hàng nghiên cứu, phát triển, sản xuất thử nghiệm và sản xuất sản phẩm ATTT nội địa từ ngân sách khoa học và công nghệ; Hỗ trợ xúc tiến đầu tư, đào tạo và phát triển nguồn nhân lực cho DNVVN hoạt động trong lĩnh vực này; Chính phủ cũng sẽ hỗ trợ xúc tiến thương mại, mở rộng thị trường, phát triển thương hiệu, thúc đẩy việc sử dụng các sản phẩm, giải pháp ATTT mạng thương hiệu Việt; Hỗ trợ phát triển một số sản phẩm ATTT thương hiệu Việt; Thúc đẩy ứng dụng chữ ký số công cộng trong các hoạt động kinh tế - xã hội, tăng cường thuê ngoài dịch vụ bảo đảm ATTT mạng do DN cung cấp...
Mục tiêu đặt ra là phải phát triển được tối thiểu 5 sản phẩm ATTT thương hiệu Việt được sử dụng phổ biến tại thị trường trong nước trước năm 2020. DN Việt cũng phải đóng vai trò chủ đạo trên thị trường dịch vụ ATTT trong nước.
Xã hội hóa công tác bảo đảm ATTT mạng
Bên cạnh việc thúc đẩy thị trường ATTT nội, Quyết định 898 ra đời còn nhằm đổi mới, tạo sự chuyển biến mạnh mẽ trong nhận thức của xã hội về ATTT mạng; Huy động nguồn lực xã hội, nhất là doanh nghiệp vào công tác bảo đảm ATTT mạng; tập trung nguồn lực bảo vệ các hệ thống thông tin quan trọng...
Quyết định cũng nêu rõ một số mục tiêu cụ thể giai đoạn 2016-2020 như giảm tỷ lệ sự cố mất ATTT mạng xảy ra do nhận thức yếu kém , chủ quan, bất cẩn của con người ở dưới mức 50%; Nâng cao uy tín giao dịch điện tử của VN, đưa VN ra khỏi Top 20 quốc gia có tỷ lệ nhiễm phần mềm độc hại và phát tán thư rác cao nhất thế giới theo xếp hạng của các tổ chức quốc tế; Hình thành cơ bản hệ thống tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật và hệ thống kiểm định, đánh giá về ATTT...
Các nhiệm vụ được nêu trong quyết định bao gồm: Bảo đảm an toàn thông tin mạng quy mô quốc gia (thông qua những hoạt động như xây dựng yêu cầu bảo đảm ATTT mạng tối thiểu đối với các hệ thống thông tin cấp quốc gia, định kỳ kiểm tra những hệ thống thông tin trọng yếu; Đầu tư xây dựng những hệ thống nền tảng để nâng cao năng lực kỹ thuật, bảo đảm ATTT mạng như Hệ thống xử lý tấn công mạng Internet Việt Nam, hệ thống xác thực điện tử quốc gia...; nâng cao năng lực mạng lưới điều phối, ứng cứu sự cố quốc gia, thường xuyên tổ chức diễn tập bảo đảm an ninh mạng quốc gia, quốc tế... ); Bảo đảm ATTT mạng trong hoạt động của các cơ quan, tổ chức;
Một số nhóm giải pháp chính để thực hiện các nhiệm vụ, mục tiêu trên là hoàn thiện cơ chế hành lang pháp lý, tập trung ban hành chính sách đãi ngộ đối với các chuyên gia ATTT mạng trình độ cao, Thúc đẩy hợp tác trong nước và quốc tế; phát triển nguồn nhân lực; Tuyên truyền phổ biến, nâng cao nhận thức...
Đánh giá chất lượng sản phẩm ATTT hàng năm
Thủ tướng Chính phủ giao Bộ TT&TT chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và các cơ quan, tổ chức liên quan triển khai, đôn đốc thực hiện Quyết định này; báo cáo Thủ tướng Chính phủ kết quả thực hiện và đề xuất điều chỉnh, bổ sung nội dung của Quyết định trong trường hợp cần thiết.
Bộ TT&TT cũng cần phối hợp với Hiệp hội ATTT VNISA định kỳ hàng năm phân loại, đánh giá chất lượng sản phẩm, dịch vụ ATTT và khảo sát, đánh giá mức độ đảm bảo ATTT của các cơ quan, tổ chức.