- 5 doanh nghiệp GTel,ạmquyđịnhvềgiácướckhuyếnmạinhàmạngbịphạtgầntỷđồcá cược bóng đá live Vietnamobile, MobiFone, Viettel và VinaPhone đã nhận quyết định xử phạt từ Cục Viễn thông (Bộ TT&TT) với tổng mức tiền phạt lên tới gần 1 tỷ đồng, do để xảy ra nhiều sai phạm về giá cước và khuyến mại trước thời điểm 1/11/2016.
Cụ thể, 5 nhà mạng này đã vi phạm các quy định tại điểm a, c khoản 2; điểm a khoản 3 Điều 49 và các điểm a khoản 1; điểm a,b,h khoản 4 Điều 50 Nghị định số 174/2013/NĐ-CP của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bưu chính viễn thông, CNTT, tần số vô tuyến điện.
Theo Cục Viễn thông, vi phạm chủ yếu của các doanh nghiệp bao gồm: không thông báo hoặc không đăng ký thực hiện chương trình khuyến mại, không đăng ký giá cước, khuyến mại vượt mức quy định, bán giá cước dịch vụ thấp hơn giá thành.
Giải thích rõ hơn với VietNamNet về sở cứ của quyết định xử phạt, Cục Viễn thông cho biết, Nghị định 25//2011 của Chính phủ quy định tổng thời gian doanh nghiệp viễn thông thực hiện các chương trình khuyến mại giảm giá đối với một nhãn hiệu dịch vụ viễn thông, nhãn hiệu hàng hóa viễn thông chuyên dùng theo quy định của Bộ TT&TT không được vượt quá 90 ngày trong một năm, một chương trình khuyến mại không được vượt quá 45 ngày. Qua theo dõi các hoạt động khuyến mại mà nhà mạng đã tiến hành đến hết tháng 10 năm 2016, Cục nhận thấy tất cả các mạng đều đã sử dụng hết số ngày được khuyến mại theo quy định. Vì vậy, Cục đã ra văn bản thông báo và nhắc nhở, đồng thời yêu cầu các nhà mạng thực hiện đúng quy định về quảng cáo, khuyến mại, song vẫn có những doanh nghiệp vi phạm.
Sẽ phạt nặng doanh nghiệp cố tình vi phạm
Ngày 28/10/2016 vừa qua, người đại diện trước pháp luật của 5 nhà mạng, trước sự chứng kiến của giới truyền thông và Bộ TT&TT, đã cam kết thực hiện đầy đủ các quy định của pháp luật về giá cước và khuyến mại, theo đó sẽ đảm bảo rằng tất cả các SIM thuê bao (KIT) mới phát hành từ ngày 31/10/2016 lưu thông trên thị trường (trên tất cả các kênh phân phối) đều là KIT 0 đồng (không có tiền trong tài khoản), không áp dụng chính sách khuyến mãi nạp thẻ lớn hơn 50%, không chiết khấu bán bộ KIT thấp hơn giá thành toàn bộ,.....
Song bằng nhiều kênh theo dõi, kiểm tra sau thời điểm 1/11, Cục Viễn thông đã kết luận Tập đoàn Viễn thông Quân đội Viettel vẫn tiếp tục vi phạm các quy định về khuyến mại và giá cước. Cụ thể Viettel tiếp tục không đăng ký chương trình khuyến mại cho khách hàng thường xuyên trong 2 ngày 14 và 15/11; áp dụng chương trình khuyến mại cho khách hàng thường xuyên không đúng đối tượng; không đăng ký gói cước Toms 690 với Bộ TT&TT; không đăng ký khuyến mại, giảm giá 50% thẻ nạp cho khách hàng sử dụng gói cước Toms; khuyến mại giảm giá cho 1 chương trình quá 45 ngày; thời gian khuyến mại trong năm quá 90 ngày... Hành vi này ngay lập tức nhận được quyết định xử phạt và mức phạt áp dụng cho Viettel lên tới gần 300 triệu đồng.
Việc xử phạt mạnh tay nhà mạng lần này cho thấy quyết tâm của cơ quan quản lý trong việc chấn chỉnh lại hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp, ổn định thị trường, tạo sự công bằng và cạnh tranh lành mạnh giữa các doanh nghiệp, nhất là giữa doanh nghiệp nắm thị phần khống chế (SMP) với các doanh nghiệp non-SMP.
Trên thực tế, hoạt động khuyến mãi sai quy định đã xảy ra từ lâu. Tuy nhiên, các đợt kiểm tra, xử phạt trước đây của cơ quan quản lý chỉ được tiến hành đơn lẻ, rải rác nên chưa đủ sức "răn đe" đối với doanh nghiệp. Vì doanh thu lợi nhuận trước mắt, một số nhà mạng vẫn cố tình vi phạm, gây ra sự cạnh tranh bất bình đẳng trên thị trường giữa những doanh nghiệp tuân thủ nghiêm túc với những doanh nghiệp cố tình vi phạm quy định.
Phân tích kỹ hơn, các chuyên gia viễn thông nhấn mạnh việc khuyến mại sai quy định của nhà mạng cũng là một trong những nguyên nhân dẫn tới tình trạng SIM kích hoạt trước, tình trạng dùng SIM thay thẻ nạp tiền. Bên cạnh đó, với việc không thực hiện đúng các quy định đăng ký thông tin thuê bao trả trước, một bộ phận người tiêu dùng cũng đang tiếp tay cho các vi phạm của nhà mạng, các đại lý bán SIM, thẻ về giá cước và khuyến mãi, gây ảnh hưởng đến lợi ích của cả cộng đồng khi gián tiếp tạo điều kiện cho tin nhắn rác, tin nhắn lừa đảo hoành hành. Mục tiêu xây dựng các quy định hiện hành về quản lý thuê bao di động trả trước cũng như về giá cước khuyến mãi chính là để đảm bảo đồng thời lợi ích của người tiêu dùng cả trước mắt và lâu dài, cả từ góc độ kinh tế lẫn góc độ trật tự và an toàn xã hội.
Trao đổi với VietNamNet, đại diện Cục Viễn thông khẳng định sẽ tiến hành thanh tra, kiểm tra đột xuất các nhà mạng về việc thực thi các quy định về quản lý thuê bao di động trả trước, giá cước, khuyến mãi cũng như các quy định khác của pháp luật trong thời gian tới một cách liên tục, dài hơi, thậm chí là mở hẳn chiến dịch thanh kiểm tra nếu cần thiết.
Cơ quan này cũng khuyến khích giới truyền thông phát huy tốt hơn vai trò giám sát việc thực thi các cam kết của Tổng giám đốc 5 nhà mạng trước xã hội hôm 28/10, thông qua việc công bố các sai phạm (nếu có) của nhà mạng, cũng như tuyên truyền để người dân tuân thủ, chấp hành nghiêm túc các quy định hiện hành.
"Các nỗ lực đồng bộ này, cả từ phía cơ quan quản lý lẫn người dùng, truyền thông.. nhằm đảm bảo các doanh nghiệp sẽ tuân thủ đúng luật pháp khi sản xuất kinh doanh. Chỉ có như vậy mới đảm bảo cho thị trường phát triển bền vững, lành mạnh, phục vụ lợi ích lâu dài cho người dân", Cục Viễn thông kết luận.
T.C